Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Du lịch giữa mùa dịch: Làng cổ Đường Lâm – cổ trấn cạnh bên Hà Nội

Bạn đọc cùng làm báoDu lịch giữa mùa dịch: Làng cổ Đường Lâm – cổ trấn...
(SGTT) – Dọc theo sông Hồng bờ phía Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 50km về phía Tây, thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, có một vùng đất mà xưa kia người ta hay gọi là xứ Đoài, nơi có ngôi làng Việt cổ đá ong kết tinh sự phát triển rực rỡ hàng ngàn năm của nền văn minh châu thổ sông Hồng.

Trải qua bao thằng trầm của lịch sử vẫn còn nguyên vẹn, một quần thể kiến trúc với những khu di tích văn hóa lịch sử đặc sắc – Làng cổ Đường Lâm.

Ảnh sưu tầm: cổng vào làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm khi xưa còn được gọi với cái tên làng Mía, có lẽ đây là ngôi làng thuần Việt duy nhất được xây dựng bằng đá ong còn sót lại cho đến ngày nay và vẫn giữ được nét đẹp đơn sơ, thuần khiết mặc cho tốc độ đô thị hóa đến chóng mặt.

Cũng giống như bao cổng làng miền Trung du Bắc Bộ, cổng làng Đường Lâm nằm bên một ao làng cùng với cây đa cổ thụ vài trăm năm tuổi, những hình ảnh này tạo nên khung cảnh đặc trưng của làng quê Bắc Bộ.

Qua cổng làng, theo đường chính đến với trung tâm của làng, giữa không gian rộng lớn và thoáng đãng, đình làng Mông Phụ Đường Lâm hiện lên với vẻ bề thế, oai nghiêm. Trong dân gian, đình làng là một hình ảnh quen thuộc và gắn bó với người dân Việt Nam, “Qua đình ngả nón trông đình/Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”.

Ảnh sưu tầm: Khánh đá đình làng Mông Phụ

Bên trong sân đình Mông Phụ còn lưu giữa một khánh đồng và một khánh đá cổ vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay. Đình được dựng lên bằng nhiều cột gỗ lim rất to vì thế có câu “to như cái cột đình”.

Nét nổi bật ở Đường Lâm là những ngôi nhà cổ. Trong làng hiện có tới khoảng 956 ngôi nhà cổ, tập trung nhiều nhất ở các thôn Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh. Nhiều ngôi nhà được xác định xây dựng từ các năm 1649, 1703, 1850… Nhà cổ chủ yếu dựng bằng gỗ mít và gỗ lim với những nét chạm trổ tinh xảo. Những ngôi nhà có cổng, tường rào quanh nhà xây bằng đá ong theo lối xưa gợi lên những cuộc đời yên ả, thấm đậm thuần phong mỹ tục của vùng đất hùng thiêng nơi đây.

Ảnh sưu tầm: Giếng nước cổ ở làng cổ Đường Lâm

Cùng với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình thì ở Đường Lâm còn nổi bậc với những chiếc giếng cổ. Nó đang góp phần tạo nên không gian văn hóa chung, gắn tình làng nghĩa xóm ở xứ Đoài. Chiếc giếng làng không chỉ mang lại nguồn nước sinh hoạt cho người dân mà còn gắn liền với kỷ niệm, để rồi khi xa quê những người con của làng Đường Lâm vẫn còn khắc khoải về những kỷ niệm nơi làng quê cùng chiếc giếng làng.

Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Bên cạnh đó, Đường Lâm còn có đền thờ Phùng Hưng, lăng và đền thờ Ngô Quyền, nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh, chùa Mía, nhà thờ giáo họ Mông Phụ… Mỗi điểm đều mang cho mình những nét đặc sắc và để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí của những ai từng đến thăm xứ Đoài mây trắng.

Nguyễn Trần Ngọc Mai


Chương trình “Du lịch giữa mùa dịch” là nơi đăng tải câu chuyện của những người làm trong lĩnh vực du lịch, những người đam mê du lịch. Những thông tin chia sẻ có thể là cách mà nhân viên du lịch đang thực hiện để kiếm sống và nuôi dưỡng tiếp đam mê xê dịch cho đến khi dịch bệnh đi qua; có thể là cách những người mê du lịch đang làm để vừa có cảm giác vi vu đó đây vừa tuân thủ quy tắc “không cần thiết thì ở yên tại chỗ”; hay cũng có thể là những ký ức về các chuyến du lịch độc đáo ngày xưa, cùng chia sẻ để giữ lửa trong lòng người đam mê di chuyển.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cận cảnh cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sắp đưa vào hoạt động

0
(SGTT) - Khi đi vào hoạt động, cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẽ nối liền mạch từ Nha Trang đến TPHCM, rút ngắn thời gian chạy xe chỉ còn khoảng 4 giờ thay vì hơn 8 giờ như khi đi theo quốc lộ 1. Đoạn cao tốc...

Buýt vi vu: Tìm về 4 hội quán của người Hoa cùng tuyến buýt số 1

0
(SGTT) - Vi vu cùng tuyến buýt số 1, du khách có thể khám phá các hội quán của người Hoa ở quận 5 như hội quán Tam Sơn, hội quán Nhị Phủ, hội quán Nghĩa An, hội quán Quỳnh Phủ. Buýt vi vu: Cùng buýt 44 tìm về...

Ngắm cầu gỗ dài nhất Việt Nam từ trên cao

0
(SGTT) – Với độ dài khoảng 800m, cầu gỗ ông Cọp là điểm check-in được nhiều du khách tìm đến khi ghé thăm xứ “hoa vàng cỏ xanh”. Việt Nam từ trên cao: Mùa thu hoạch bông súng ở Mộc Hóa, Long An Việt Nam từ trên cao: Chiều...