Chủ Nhật, Tháng Chín 8, 2024

Dự án BOT đường sông tại TPHCM trễ tiến độ xin dừng thực hiện

Đầu tháng 7 này, chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án 7 đã báo cáo những khó khăn của dự án dự án cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn, đề xuất Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ dừng thực hiện dự án do gặp khó khăn về tài chính và phương thức thu hồi vốn.
Đoạn sông Sài Gòn ở khu vực cầu sắt Bình Lợi. Ảnh: MH
Đoạn sông Sài Gòn ở khu vực cầu sắt Bình Lợi. Ảnh: MH

Theo hợp đồng đã ký giữa chủ đầu tư Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi với Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), dự án BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) cải tạo, nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu Bình Lợi (Bình Thạnh) đến cảng Bến Súc (Bình Dương) có tổng mức đầu tư 1.302 tỉ đồng, chi phí xây dựng 838 tỉ đồng.

Thêm vào đó là xây cầu sắt Bình Lợi để nâng tĩnh không thông thuyền của cầu từ 1,5 m lên 7 m và cải tạo, bảo trì luồng sông Sài Gòn có độ dài khoảng 71 km.

Sau khi công trình hoàn thành, sà lan tải trọng trên 300 tấn có thể đi từ Bình Dương về các cảng ở TPHCM, giúp giảm áp lực cho giao thông đường bộ. Thời gian hoàn vốn cho dự án này là 20 năm 9 tháng. Các tàu thuyền từ 300 tấn đi qua khu vực cầu sắt Bình Lợi sẽ trả phí 70 đồng/tấn/km.

Dự án trên khởi công vào năm 2016, đến tháng 9-2019, cầu đường sắt Bình Lợi hoàn thành và đã nối vào tuyến đường sắt Bắc – Nam còn hạng mục cải tạo luồng sông Sài Gòn dù đã được phê duyệt thiết kế nhưng vì không có vốn nên phải tạm ngưng.

Theo Báo cáo của Ban quản lý dự án 7 thuộc Bộ GTVT, tiến độ thi công tổng thể của dự án này hiện đạt khoảng 58,6% và hiện đã tạm dừng thi công.

Lý giải về nguyên nhân dự án chậm tiến độ và chậm giải ngân, Ban Quản lý dự án 7 cho biết, dự án đang khó khăn về vốn do không tiếp tục giải ngân được nguồn vốn vay khoảng 300 tỉ đồng của tỉnh Bình Dương.

Thêm vào đó, phương án thu hồi vốn sau khi công trình hoàn thành cũng gặp trục trặc. Theo kế hoạch, nguồn chi trả cho tỉnh Bình Dương sẽ đến từ việc thu phí các phương tiện thủy có tải trọng toàn phần lớn hơn 300 tấn tại 3 cảng An Sơn, Rạch Bắp, Bến Súc khi hoạt động trên sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc.

Tuy nhiên, cho đến nay, các cảng Rạch Bắp và Bến Súc vẫn chưa được xây dựng còn cảng An Sơn mới được đầu tư một phần nên không thể thu phí.

Vì vậy, đầu tháng 7 này, chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án 7 đã báo cáo những khó khăn của dự án và đề xuất kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ dừng thực hiện dự án và tiến hành các thủ tục chấm dứt hợp đồng.

Trước đó, vào cuối tháng 4 rồi, chủ đầu tư đã có văn bản gửi Bộ GTVT, đơn vị này xin chấm dứt hợp đồng dự án trước thời hạn và kiến nghị Bộ GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận dùng vốn ngân sách nhà nước mua lại toàn bộ dự án với chi phí hơn 600 tỉ đồng.

Minh Hoàng

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

‘Thời tiết cực đoan’ là lý do để thay đổi, không...

0
Từ nhiều năm nay, mỗi khi xảy ra các vụ ngập nước, sạt lở nghiêm trọng thì thủ phạm đầu tiên được nêu ra...

33 dự án giao thông trọng điểm của TPHCM đang tiến...

0
Sở Giao thông Vận tải TPHCM vừa trình UBND TPHCM danh mục 33 công trình, dự án giao thông vận tải trọng điểm năm...

Mở rộng đoạn vòng xoay lăng Cha Cả, giảm ùn tắc...

0
Sáng 18-1, dự án cải tạo, mở rộng đường Cộng hòa, đoạn từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long...

TPHCM tính cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ...

0
Sở Giao thông Vận tải TPHCM (GTVT) vừa trình UBND TPHCM kế hoạch cấm xe khách giường nằm vào nội đô từ ngày 10-1-2023....

Xây cầu Thủ Thiêm 4 qua sông Sài Gòn với mức...

0
Sở Giao thông Vận tải TPHCM vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu dự án đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm...

Cầu Tân Kỳ Tân Quý dự kiến hoàn thành năm 2025...

0
UBND TPHCM vừa có công văn gửi Thường trực Hội đồng Nhân dân thành phố về chi phí cần thanh toán cho nhà đầu...

Kết nối