Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Đổ xô mua bất động sản ở Mỹ

Arun Kumar sở hữu ba căn hộ ở New Dehli (Ấn Độ). Cách đây không lâu, ông mua thêm một căn nhà ba phòng ngủ và một căn hộ đôi nữa, nhưng cách xa New Dehli đến 13.000 km, tại thành phố St. Louis (bang Missouri, Mỹ).

Với Kumar và những người Ấn Độ khá giả khác, bất động sản ở Mỹ đang trở thành “tấm chăn an toàn” che chở họ khỏi giá bất động sản bong bóng ở các thành phố lớn tại Ấn Độ và thị trường chứng khoán Mumbai dễ bị kích động. Những người Ấn này gia nhập vào làn sóng người từ các quốc gia khác coi thị trường nhà đất ở Mỹ là nơi an toàn nhất để cất giữ tiền.

Người giàu kếch sù từ Trung Quốc, các nước Mỹ Latinh… đã mua những “chỗ trú chân” ở các tòa tháp cao cấp tại khu Manhattan (New York) hay những ngôi nhà sang trọng dọc bãi biển Miami. Các kết quả khảo sát từ phía Mỹ thấy rằng những nhà đầu tư nước ngoài mua bất động sản ở Mỹ, phần nào đó, là để che giấu tài sản của họ khỏi chính quyền nước mình. Nhưng nhiều nhà đầu tư còn lâu mới trở thành “siêu giàu” thì chỉ muốn một nơi an toàn để giữ tiền tiết kiệm, và các căn nhà như Kumar đầu tư là hợp lý. Người Ấn từ trước vẫn tin tưởng vào vàng để bảo vệ sự thịnh vượng của họ, nay họ nhìn thấy sự tin tưởng đó ở nhà đất tại Mỹ.

Những gia đình khá giả ở Ấn Độ thường chọn mua nhà đất ở Mỹ.
Những gia đình khá giả ở Ấn Độ thường chọn mua nhà đất ở Mỹ.

Đầu tư nước ngoài vào bất động sản Mỹ đang khởi sắc trở lại. Hiệp hội bất động sản Mỹ ước tính từ tháng 4-2013 đến tháng 3-2014, các khách hàng quốc tế đã mua khối lượng bất động sản trị giá 92,2 tỉ đô la, tăng 35% so với 12 tháng trước đó. Con số này bao gồm cả những người mới di cư đến mua nhà để ở. Trong số 92,2 tỉ đô la mua nhà kể trên, người Ấn chiếm 5,8 tỉ đô la (khoảng 6%), ngang với người Anh, tăng 3,9 tỉ đô la so với 12 tháng trước đó. Người nước ngoài đang sở hữu 7% số nhà ở hiện có tại Mỹ, với trị giá 1.200 tỉ đô la, cũng theo các cuộc khảo sát trên.

Người Canada từ lâu vẫn tin tưởng vào thị trường nhà đất ở Mỹ và họ vẫn đang mua nhiều, tập trung ở các bang Arizona, Florida, và gần đây là Las Vegas. Nhưng số một phải là người Trung Quốc. Họ chi đến 22 tỉ đô la để mua nhà ở Mỹ trong khoảng tháng 4-2013 đến tháng 3-2014, gấp đôi so với 12 tháng trước đó.

Jed Konko, người đứng đầu Trulia, một sàn bất động sản trực tuyến cho biết, hầu hết người Ấn tìm bất động sản quanh thung lũng Silicon (bang California), nơi các công ty công nghệ có nhiều người làm công đến từ Ấn Độ; hay ở Boston và Philadelphia, nơi có nhiều du học sinh Ấn Độ; hoặc ở các khu đô thị thuộc bang New Jersey và khu Queens thuộc New York, nơi có cộng đồng dân gốc Ấn mang quốc tịch Mỹ sinh sống.

Các bậc cha mẹ sống ở Ấn Độ mua căn hộ cho con ở khi học đại học, và họ thường mua những căn khá rộng rãi, có nhiều phòng để khi họ đến Mỹ thăm con là có chỗ để ở. Sau khi con cái học hành xong, họ có thể đem căn hộ cho thuê. “Dưới mắt họ, đó là khoản đầu tư tốt hơn là thuê nhà hay trả tiền ký túc xá”, Michael Di Mella, một nhà môi giới ở Boston chuyên làm việc cho người Ấn nói.

Số tiền trung bình mà người Trung Quốc, Canada, Ấn Độ, Anh, Mexico chi ra để mua một căn nhà ở Mỹ (Đơn vị tính là 1.000 đô la Mỹ).
Số tiền trung bình mà người Trung Quốc, Canada, Ấn Độ, Anh, Mexico chi ra để mua một căn nhà ở Mỹ (Đơn vị tính là 1.000 đô la Mỹ).

Irene Barnaby, nhà môi giới ở Jersey City (bang New Jersey) cho biết các khách hàng Ấn Độ của bà thường chi 600.000-800.000 đô la để mua căn hộ chung cư. Nhiều người phải trả bằng tiền mặt vì các ngân hàng không cho họ thế chấp. Irene phải tạo một số mối quan hệ với các ngân hàng nhỏ để vay tiền cho khách hàng của mình.

Jersey City đang là một thành phố ưa chuộng của người Ấn, theo Padmanabhan Palani, Chủ tịch Hội đồng quản trị của cao ốc James Monroe. “Nơi đây giống như khu người Ấn ở Hồng Kông”, ông nói. Cao ốc của ông bán hầu hết cho người Ấn, vì nó rất gần ga tàu điện ngầm. “Trong bão tuyết, 100 m rất quan trọng đối với bạn khi đi bộ”.

Palani là người gốc Ấn, cũng giống nhiều người gốc Ấn khác đang xem việc môi giới địa ốc cho những người cùng quê là một món lợi. Như Rohit Prakash, Chủ tịch của American Full House ở Austin (bang Texas) lập công ty cách đây bốn năm, vừa môi giới nhà đất, vừa giúp khách hàng thực hiện các thủ tục pháp lý và thuế.

Arun Kumar kể trên là khách hàng của Prakash. Ông mua căn nhà ba phòng ngủ ở St. Louis hết có 100.000 đô la và đang tính mua thêm bất động sản ở thung lũng Silicon.

Thái Hà

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những dự án tỉ đô trên ‘đất vàng’ ở TPHCM của...

0
(SGTT) - TAND TPHCM đang xét xử sơ thẩm vụ án tại ngân hàng SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trả lời tại...

Gamuda Land công bố chính sách bán dự án Eaton Park

0
(SGTT) - Ngày 15-3, Gamuda Land đã tổ chức buổi "kick-off" (ra quân) và công bố chính sách bán dự án Eaton Park tại...

Doanh nghiệp địa ốc ‘căng mình’ thu xếp vốn

0
(SGTT) - Giải quyết bài toán nguồn thu và đáo hạn trái phiếu vẫn là nhiệm vụ khó với doanh nghiệp bất động sản...
Cận cảnh khu đất ‘vàng’ 3,1 hecta mới bị TPHCM thu hồi sổ đỏ. Ảnh: Minh Hoàng

Cận cảnh khu đất ‘vàng’ 3,1 hecta mới bị TPHCM thu...

0
(SGTT) - Khu đất 152 Trần Phú rộng gần 31.000 m² với 3 mặt tiền đường Trần Phú – Lê Hồng Phong – Trần...

Nâng cấp nhân sự bất động sản trong cuộc tái cấu...

0
(SGTT) - Hàng ngàn lao động trong ngành bất động sản đã mất việc trong 2 năm qua sau quá trình thanh lọc trên...

Giao dịch bất động sản, nguồn cung và tồn kho đang...

0
(SGTT) - Năm 2023 được đánh giá là năm chạm đáy của thị trường bất động sản. Vậy tình hình giao dịch, nguồn cung...

Kết nối