Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Đi tìm khoảng lặng cho tâm hồn bằng hội họa

(SGTT) – Trước cuộc sống nhộp nhịp nơi thành thị, nhiều người cảm thấy bị áp lực, không thể cân bằng được cuộc sống. Hiện nay, hội họa là một cách được nhiều người áp dụng để loại bỏ cảm xúc tiêu cực trong cuộc sống.

Ai cũng có thể vẽ

Trước những áp lực từ cuộc sống, nhiều người tại TPHCM tìm đến hội họa như một cách để trút bỏ hết mọi nỗi niềm lại sau lưng, sống chậm lại qua từng nét vẽ để nhìn cuộc sống theo một cách tích cực hơn.

Đều đặn vào mỗi khung giờ học hàng tuần, lớp học vẽ Chuốt chì trong con hẻm nhỏ ở đường Nguyễn Tiểu La, quận 10, TPHCM, lại tấp nập học viên đến lớp để học về hội họa. Không gian nhỏ nhắn và yên tĩnh này là nơi nhiều người nuôi dưỡng cảm xúc và tìm thấy sự bình yên qua nghệ thuật.

Nhiều người tìm đến hội họa như một cách để cân bằng cuộc sống.

Vẽ tranh là một loại hình nghệ thuật giống như âm nhạc, nếu nói khiêu vũ giúp thể hiện cảm xúc của con người qua hình thể, thì vẽ tranh giúp biểu hiện cảm xúc cá nhân thoát ra qua trang giấy. Nhìn vào một tác phẩm, chúng ta có thể thấy được tâm trạng cũng như những suy nghĩ của một con người.

Khi đến với lớp học vẽ người trẻ muốn tự tay vẽ một bức tranh để làm món quà cho người thân, có người muốn tiếp tục theo đuổi lại niềm đam mê với hội họa mà trước đó đã vô tình bỏ lỡ hay tiết chế cảm xúc của bản thân qua việc học vẽ.

Tại đây, giáo trình học vẽ sẽ được chia làm ba cấp độ như luyện nét cho học viên từ 5-6 tuổi, vẽ cơ bản từ 6-15 tuổi và vẽ nâng cao sẽ dành cho người trên 15 tuổi. Bên cạnh đó, các thầy cô tại lớp trước khi nhận một học viên đến học luôn phải kiểm tra khả năng của từng học viên để xếp lớp phù hợp.

Anh Trần Nhật, giáo viên tại lớp Chuốt chì ở quận 10, TPHCM cho biết hiện nay lớp vẽ của anh thường sẽ chỉ nhận khoảng 8-10 học viên trên một lớp và chương trình học sẽ vẽ qua các chủ đề từ phong cảnh, tĩnh vật, động vật, con người do anh đưa ra.

Tâm hồn yên bình hơn nhờ vẽ tranh

Trò chuyện với phóng viên, anh Nhật chia sẻ trong quá trình giảng dạy và trò chuyện với học viên, anh Nhật đã phát hiện nhiều trường hợp các học viên khi đến lớp mang nhiều tâm trạng “lạ”.

Anh kể về nhiều trường hợp học viên gặp vấn đề về tâm lý như nhút nhát trước đám đông, quá hiếu động hay khả năng tập trung kém… Tuy nhiên, khi trải qua quá trình học vẽ cả anh và phụ huynh đều nhận thấy sự thay đổi rõ nét trong tính cách của trẻ.

Một phụ huynh đang có con học tại lớp chia sẻ hiện nay có rất nhiều các môn học ngoại khóa kỹ năng như âm nhạc, thể thao. Tuy nhiên, phụ huynh này vẫn quyết định cho con học vẽ bởi mình thấy khi con trẻ sử dụng màu sắc và các hình khối trong hội họa, sẽ giúp tăng khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng cũng như khả năng tư duy hình ảnh, sự sáng tạo.

“Có lần khi nhận được tranh vẽ của con trong tuần này rất khác so với những lần trước, nói chuyện với con thì mới biết được lý do là bé thấy việc mình và chồng có tranh cãi tại nhà. Qua việc con thể hiển cảm xúc trên tranh, mình dễ dàng nắm bắt và hiểu được tâm lý của con, để cùng giải quyết những vấn đề mà bé đang gặp phải”, một phụ huynh nói thêm.

Qua lời giới thiệu của một người bạn, chị Huỳnh Diễm My ở quận 7, TPHCM đã tìm đến lớp học vẽ. Trước đó, chị cũng biết được việc vẽ tranh là một liệu pháp để như rèn luyện trí nhớ, giúp giảm căng cẳng. Dạo gần đây, do bị trầm cảm từ ảnh hưởng của công việc nên chị quyết định đến với lớp học để cân bằng lại trạng thái.

Kết hợp giữa màu sáp và màu nước trong tranh mang lại sự thú vị cho học viên.

“Sau khi học tại lớp, mình có thể điều tiết cảm xúc tốt hơn, cảm xúc tiêu cực ít đi, những xung đột tâm lý mà không thể diễn tả bằng ngôn ngữ, không dễ để có thể chia sẻ với người khác sẽ được mình giãi bày qua tranh. Từ đó, mình có nhiều cảm hứng hơn trong công việc và không còn cáu gắt bất thường”, chị My nói thêm.

Đang chăm chút cho từng cánh hoa đang vẽ, bà Lê Thị Mẫu ở quận 10, TPHCM chia sẻ ngày còn trẻ ngành thiết kế thời trang lại là nghề bà muốn theo học nhưng điều kiện không cho phép. Bây giờ, bà Mẫu có thể tiếp tục thực hiện đam mê với nghề thiết kế theo một cách gián tiếp đó là vẽ tranh. Khi đó, bà có thể tùy thích sáng tạo nét dài, đường cong, độ đậm nhạt theo sự sáng tạo của bản thân.

Bà Mẫu cho rằng ngoài yêu thích, sự kiên trì cũng là một yếu tố cần trong khi học vẽ.

“Mỗi khi hoàn thành xong một bức tranh, mình cảm thấy phấn chấn và yêu đời hơn”, bà Mẫu nói thêm.

Hiện nay, ngoài hội họa các phương pháp như điêu khắc, thủ công mỹ nghệ đều phù hợp với nhiều người từ trẻ em cho đến người lớn tuổi khi gặp vấn đề về tâm lý. Các dịch vụ về liệu pháp hội họa có thể được triển khai ở những cơ sở công cộng như bệnh viện, lớp hội họa tư nhân và những tổ chức phục vụ cộng đồng.

Link đăng ký học vẽ: https://www.facebook.com/chuotchi.studio

Theo thống kê của Bộ Y tế năm 2017, có đến 15% người Việt gặp các vấn đề về rối loạn lo âu, trầm cảm, rối loạn stress, tương ứng với trên 10 triệu người.

Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trải nghiệm bánh bèo Huế, giá chỉ 35.000 đồng ở chợ...

0
(SGTT) - Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong...

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất...

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến...

Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo sẵn sàng thông xe...

0
(SGTT) - Cao tốc Cam Lâm – Vĩnh Hảo dài gần 79km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận đã...

Nhà hàng, quán ăn tự tin sẽ ‘hốt bạc’ dịp 30-4...

0
(SGTT) - Kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay kéo dài 5 ngày là cơ hội “hốt bạc” cho các chuỗi kinh doanh...

Đầu tư để xử lý nước ở ĐBSCL cần gấp hơn

0
(SGTT) - Mỗi khi mùa hạn mặn bắt đầu xuất hiện, đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bước vào quá trình chuyển đổi quản...

Mẹ rùa Malaysia vượt biển đến Côn Đảo đẻ trứng

0
(SGTT) - Ngày 22-4, một rùa mẹ đeo thẻ quốc gia Malaysia đã bơi vào bãi Cát Lớn tại hòn Bảy Cạnh, thuộc Vườn...

Kết nối