Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Đầu Xuân mới, chiêm bái chùa Phật Tích ngàn năm tuổi ở Bắc Ninh

(SGTT) – Chùa Phật Tích nằm ở xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh được biết đến là một ngôi chùa gần ngàn năm tuổi, với kiến trúc cổ xưa đặc sắc, hình thành từ thời Lý.
Tọa lạc trên núi Lạn Kha (xã Phật Tích, huyện Tiên Du), Chùa Phật Tích được biết đến là một ngôi cổ tự gần ngàn năm tuổi. Ảnh: Vương Lộc

Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng với làn điệu dân ca quan họ mà còn là vùng đất của nhiều di tích văn hóa lịch sử. Trong đó, có Chùa Phật Tích, ngôi chùa cổ linh thiêng nằm giữa núi cao thanh tịnh.

Du khách hành hương, chiêm bái chùa Phật Tích. Ảnh: Vương Lộc

Hàng năm, cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người dân địa phương cùng hàng ngàn du khách thập phương đến chùa cầu nguyện năm mới an lành, sức khỏe.

Khu vực thờ Thập bát La hán. Ảnh: Vương Lộc

Chùa Phật Tích không chỉ là trung tâm Phật giáo lớn nhất nước ta thời Lý, Trần mà còn là một trung tâm tín ngưỡng và văn hóa, nơi du nhập các luồng tư tưởng, tôn giáo, tín ngưỡng ở các vùng, các nước trong khu vực. Từ đó, hòa nhập với sinh hoạt tín ngưỡng và văn hóa bản địa, làm phong phú và đặc sắc trong đời sống tinh thần của người Việt ở trung tâm châu thổ Bắc Bộ.

Tháp Phổ Quang là ngọn tháp lớn nhất trong chùa. Ảnh: Vương Lộc

Hiện, chùa có bảy gian tiền đường để dùng vào việc đón tiếp khách, năm gian bảo thờ Phật, đức A di đà cùng các vị tam thế, tám gian nhà Tổ và bảy gian nhà thờ Mẫu.

Chính điện của chùa Phật Tích là nơi tôn trí pho tượng Phật A Di Đà được tạo tác bằng đá xanh, kích thước hiện tại cả bệ cao 2,77 mét, thể hiện đức Phật A Di Đà ngồi tọa thiền trên tòa sen, dáng ngồi thanh thản tự tại. Pho tượng A Di Đà ở chùa Phật Tích là kiệt tác điêu khắc thời Lý và đã được Nhà nước công nhận là bảo vật quốc gia năm 2013.

Khu vực chánh điện chùa. Ảnh: Vương Lộc

Bên cạnh tượng Phật A Di Đà, chùa Phật Tích còn một Bảo vật quốc gia khác, đó là bộ tượng 10 linh thú có từ thời Lý. 10 bức tượng này gồm năm cặp ngựa, tê giác, trâu, voi, sư tử, được xếp đối xứng nhau phía trước hành lang tòa Tam Bảo.

Ở sân sau của chùa có 36 ngọn bảo tháp, phần lớn được dựng vào thế kỷ 17. Ảnh: Vương Lộc
Không gian xanh mát tại khuôn viên chùa. Ảnh: Vương Lộc

Khung cảnh tại chùa Phật Tích đang gìn giữ nét văn hóa cổ xưa đặc sắc. Đến thời điểm hiện tại, đây là một trong 14 điểm du lịch nổi bật trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Hiện nay, chùa Phật Tích được nhà nước đầu tư cùng với kinh phí do người dân đóng góp tiến hành trùng tu gồm các tòa Tam bảo, hậu đường, nhà khách, nhà tổ, nhà mẫu.

Khi hoàn thiện vào năm 2010, tượng Phật A Di Đà mới đạt kỷ lục là “pho tượng Phật bằng đá lớn nhất Đông Nam Á. Ảnh: Vương Lộc

Đặc biệt, chùa còn cho phục dựng pho tượng Phật A Di Đà mới cao 27m, tính luôn bệ là 30m đặt trên đỉnh núi Phật Tích. Tượng được đánh giá là một trong những bức tượng đá lớn bậc nhất Đông Nam Á với nhiều đường nét chạm khắc rất công phu và tinh xảo.

Ảnh: Vương Lộc

Theo Cục Di sản văn hóa, chùa Phật Tích đã được công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt vào năm 2014.

Vương Lộc

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Tiềm năng hút khách từ ‘con đường thiêng’ của người Chăm...

0
(SGTT) – Việc các nhà khảo cổ vừa phát hiện con đường vào khu di tích tháp Mỹ Sơn tại Quảng Nam mở ra...

Thăm làng đá hơn 400 năm tuổi ở Cao Bằng

0
(SGTT) - Tồn tại hơn 400 năm, làng đá Khuổi Ky vẫn giữ được những vẻ đẹp độc đáo về kiến trúc và văn...

Về Củ Chi, sống lại không khí đêm ở chiến khu...

0
(SGTT) - Tái hiện khung cảnh người dân Củ Chi đào địa đạo, xay lúa, đan lát… trong thời kháng chiến chống Mỹ là...

Ngắm hoa gạo nở bên cảnh chùa thanh tịnh ở Thái...

0
(SGTT) - Cây hoa gạo nở đỏ rực một góc chùa Linh Sơn (huyện Đông Hưng, Thái Bình) tạo nên khung cảnh miền quê...

Đường phố Nha Trang nhộn nhịp lễ hội cầu ngư

0
(SGTT) - Chiều 14-3, UBND thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức lễ hội cầu ngư với chủ đề “Nha Trang,...

Khám phá lễ hội Ramưwan của người Chăm ở Ninh Thuận

0
(SGTT) - Diễn ra trong ba ngày, từ 9 đến 11-3-2024, lễ hội Ramưwan được xem là tết cổ truyền của đồng bào Chăm...

Kết nối