Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Cuộc sống “lặng lẽ” của xóm ghe giữa thành phố náo nhiệt

Nhịp đập thị trườngĐời sốngCuộc sống "lặng lẽ" của xóm ghe giữa thành phố náo...

(SGTT) – Những chiếc thuyền, ghe của bà con từ các tỉnh miền Tây đã neo đậu tại khu vực cầu Kênh Tẻ, quận 7, TPHCM hàng chục năm nay. Khi đi ngang đây, một khu chợ ven dòng Kênh Tẻ mang đậm nét quê của miệt sông nước ngay giữa trung tâm TPHCM, nhiều người khá thích thú. Tuy nhiên, những người sinh sống tại đây với họ mỗi ngày đều là những ngày chật vật mưu sinh từ sáng đến tối.

Đường Trần Xuân Soạn, quận 7, TPHCM, nơi tập hợp nhiều thuyền, ghe của bà con miền Tây neo đậu mua bán, trải dài đoạn kênh từ khu vực cầu Tân Thuận 2 đến cầu Kênh Tẻ với hàng chục chiếc thuyền, ghe.
Các thuyền, ghe ở đây đến từ miền Tây, như Cần Thơ, Bến Tre, Tiền Giang… Theo ông Hào, đến từ Vĩnh Long – một trong những hộ gia đình neo thuyền tại đây, dù đời sống của bà con nơi đây khó khăn nhiều, nhưng mọi người đều phải bám trụ vì không có vốn để lên bờ. Cũng không ít lần, ông Hào chứng kiến cảnh “mất trắng” của hàng xóm khi mà sau một thời gian dài sử dụng thuyền ghe xuống cấp nhưng không có tiền sửa chữa và bị chìm…
Hàng ngày, các ghe thuyền chở các loại trái cây lên TPHCM bỏ mối, rao bán nhộn nhịp. Nguồn hàng cập bến tại đây khá phong phú từ trái cây, than củi, niêu đất… Sau khi chuyến ghe này cập bến bỏ hết hàng sau đó quay về miền Tây, các ghe khác lại luân phiên tuần tự, tạo nên một khung cảnh chợ nổi khiến những người con miền Tây đang sinh sống và học tập ở TPHCM phải chạnh lòng vì nhớ quê.
Bà Duyên, năm nay đã 63 tuổi, cùng gia đình sinh sống và buôn bán trên ghe tại TPHCM đến nay đã gần 20 năm. Năm người trong cả gia đình bà Duyên cư trú trên hai con thuyền tại con kênh dưới chân cầu Kênh Tẻ, quận 7. Bà Duyên cho biết gia đình bà neo thuyền đầu tiên ở khu vực này. Sau đó, các thuyền ghe khác cũng lần lượt neo lại, đời sống tuy còn nhiều thiếu thốn nhưng mọi người đều giúp đỡ lẫn nhau mỗi khi gặp khó khăn.
Các loại trái cây như chuối, cam, bưởi, sầu riêng được cập bến, bày bán nhộn nhịp nhất là vào lúc sáng sớm hay chiều tối. Đồ quê ở đây được rao bán theo kiểu mùa nào thức nấy và người bán thì luôn chân chất mang đậm nét đặc trưng của người miền Tây với những câu nói như trái cây bao ăn thậm chí có thể bao thiếu (bao thiếu được hiểu theo nghĩa có thể lấy hàng về mà chưa cần trả tiền liền).
Gia đình anh Nguyễn Văn Thảo cho biết đời sống của hàng chục bà con nơi đây rất khó khăn và thiếu thốn. Để có nguồn nước sinh hoạt, anh phải mua từ trên bờ với giá 2.000 đồng/can 30 lít và sử dụng điện bình. Anh Thảo cho biết thật may mắn khi anh nhận được hỗ trợ từ một vài người và con trai anh có đầy đủ giấy tờ để đến trường.
Cũng như anh Thảo, hầu hết bà con neo đậu nơi đây luôn mong ước có ngày được “lên bờ” , tạm gác lại khó khăn của những ngày lênh đênh trên con nước và nhanh chóng an cư lập nghiệp.

Minh Hoàng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Tổ chức ngày Chung tay gói quà trước thềm Caravan lần thứ 32

0
CLB Doanh nhân 2030 tổ chức Ngày Chung tay ráp 200 xe đạp, gói quà, dán decal… chuẩn bị cho hành trình về Kon Tum trao quà thiện nguyện. Công bố Caravan 2030 lần thứ 32 “Kon Tum ơi! Ta về” CLB Doanh nhân 2030 kỉ niệm 22 năm...

Tiền Giang: Hạn mặn làm nông dân trồng rau lo mất trắng mùa vụ

0
(SGTT) - Hiện nay, tình hình sản xuất cây trồng ở nhiều khu vực ở đồng bằng sông Cửu Long như Tiền Giang, Bến Tre... đang gặp nhiều khó khăn do xâm nhập mặn lan rộng và kéo dài. Tại huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang), hàng trăm...

Sinh viên Pháp đến Huế trải nghiệm múa rối nước

0
(SGTT) - Nhóm sinh viên 10 người đến từ Pháp đã có thời gian học trải nghiệm nghệ thuật múa rối nước truyền thống tại Hue Lotus Homestay, thành viên Sáng kiến Điểm đến An toàn. Hoạt động này giúp các sinh viên Pháp hiểu rõ hơn về văn...