Thứ Bảy, Tháng Tư 27, 2024

“Cuộc chiến” trên kệ sách dành cho thiếu nhi

DIỄM MI –

Bằng cách này hay cách khác, khi trưng trên cùng một kệ sách, hẳn tác giả nào cũng muốn sách mình đặt ở vị trí best seller (sách bán chạy nhất). Nhưng điều đó vô cùng khó, nhất là sách dành cho lứa tuổi thiếu nhi, tác giả trong nước bây giờ phải chạy nhiều cuộc đua về tiêu chí trong khi sách của tác giả nước ngoài được biên dịch cứ chễm chệ nằm trên.

Các tác giả trong nước đang ở đâu?

Em-h_c-sinh-=ang-say-s²a-=_c-truy_n-Doreamon-c_a-Nh_t-B_nEm học sinh đang say sưa đọc truyện Doraemon của Nhật Bản.

Dạo quanh các nhà sách lớn ở TPHCM không khó để bắt gặp cảnh các em thiếu nhi đang say sưa đọc sách của tác giả nước ngoài. Quầy sách của các tác giả trong nước có rất ít em đến chọn đọc, hoặc có chọn đọc cũng rất qua loa. Điều này cũng không trách các em được, bởi ngay tại quầy sách dành cho thiếu nhi tại nhà sách Thăng Long, đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, sách của tác giả nước ngoài bày bán áp đảo sách của các tác giả trong nước.

Truyện tranh nhiều tập của các tác giả người Nhật như Doraemon, Thám tử lừng danh Connan, Miko được bày bán trọn bộ… cho đến sách dành cho bé tập tô màu, sách dạy kỹ năng sinh hoạt cho bé hay khám phá thế giới… của tác giả nước ngoài cũng được bày khắp nơi. Ở những thể loại này, các tác giả Việt cũng có góp mặt nhưng chỉ vài ba đầu sách khiêm tốn, những tập truyện tranh bộ dành cho thiếu nhi hầu như không có gì lạ hơn ngoài các truyện mà thế hệ trẻ em Việt Nam nào cũng đã từng đọc qua. Truyện tranh mới của tác giả Việt rất hiếm, nếu như nói là không có ở nhà sách này.

Nhân viên quầy sách thiếu nhi, chị Đinh Thị Hà Thu, cho biết truyện tranh dành cho thiếu nhi hiện nay do các tác giả nước ngoài viết nhiều hơn, đặc biệt là truyện nhiều tập. Sách của các tác giả Việt thì hầu như quanh các truyện quen thuộc như Thần Đồng Đất Việt, Tí quậy, truyện cổ tích, truyền thuyết, đa phần là những cuốn rất mỏng cho các em nhỏ chưa biết chữ, chỉ xem hình là chủ yếu. “Cũng có thể do hình vẽ màu sắc đẹp hơn nên sách của tác giả nước ngoài bán chạy hơn”, chị nói.

Nhìn vào số lượng đầu sách cho thiếu nhi, thật khó để xác định vị trí của tác giả trong nước đang ở đâu, khi các nhà xuất bản như Đông Á, Hồng Đức, Văn hóa-Văn nghệ TPHCM… cứ lần lượt cho phát hành tập truyện của các tác giả nước ngoài, được biên dịch một cách chóng mặt. Không thiếu những cuộc thi vận động sáng tác truyện, truyện tranh cho thiếu nhi của các nhà xuất bản, cơ quan báo trong nước như Kim Đồng, Báo Thiếu niên Tiền phong, cuộc thi do tổ chức phi lợi nhuận Room To Read dành cho các em tiểu học… hay vươn xa hơn là cuộc thi sáng tác cho thiếu nhi khu vực Đông Nam Á do Hội đồng phát triển quốc gia Singapore tổ chức. Như vậy, không thiếu sân chơi cho các tác giả Việt tham gia, nhưng dường như việc bùng lên rồi lại lắng xuống ngay của các cuộc thi khiến các tay viết trẻ không thiết tha gì chăng? Việc xuất bản tác phẩm đoạt giải trong cuộc thi cũng chỉ được tung hô lúc đầu rồi chìm ngay trong sự ra đời của cơ số các đầu sách hay khác. Một người am hiểu sách than thở: “Có lẽ nào, chính người Việt lại không nắm bắt được nhu cầu của trẻ em Việt khi để tất thảy các đầu sách được ưa chuộng nhất cứ thuộc về các tác giả nước ngoài”.

Vẫn cứ hy vọng 

Nhà văn Tô Hoài, Võ Quảng, Nguyễn Nhật Ánh, Phan Hồn Nhiên… những cây bút hàng đầu trong dòng sáng tác truyện cho thiếu nhi Việt Nam trong thời gian qua. Họ sống được bằng nghề viết sách cho trẻ em cũng xuất phát từ việc hóa thân, nhập vai, viết bằng cả tâm huyết dành cho trẻ. Có những cây bút khỏe, giàu ý tưởng, hình ảnh vẫn còn trụ lại bằng những tác phẩm nổi tiếng một thời. Việc chờ đợi những nhân tố mới, bức phá khỏi vòng luẩn quẩn của những cái tên lớn kể trên thì không biết đến bao giờ. Ngoài việc đưa công nghệ truyện tranh manga của Nhật vào sản xuất một số ấn phẩm để thăm dò ý kiến khán giả, thì dường như truyện, truyện tranh dành cho thiếu nhi của tác giả trong nước vẫn giậm chân tại chỗ.

Khó trách những bậc phụ huynh quay lưng với việc chọn truyện của tác giả Việt cho con em mình. Chị Thanh Mai, quận Bình Thạnh, TPHCM quyết định chọn những cuốn sách của tác giả nước ngoài cho con mình theo lời giải thích: “Những mẫu chuyện truyền thuyết, cổ tích đã có trong các tiết học trên lớp của con, có truyện con tôi đã thuộc lòng. Tôi chủ đích mua cho con các sách vừa giải trí mà con vừa có thể biết thêm được kiến thức. Hình ảnh phải đẹp. Ngoài ra tôi hay mua sách song ngữ để cho con tập đọc thêm. Những sách này của tác giả Việt hầu như tôi tìm không thấy. Tôi cũng không tin tưởng nếu tôi chưa đọc trước con”.

Đến các nhà sách lớn khác như nhà sách Nguyễn Văn Cừ, Nhã Nam, Cá chép cũng diễn ra tình trạng tương tự như nhà sách Thăng Long. Các câu trả lời nhận được đều phân trần rằng nhu cầu của phụ huynh với con em họ giống nhau, đều muốn tìm đến sách của tác giả nước ngoài thì điều đương nhiên sách tác giả Việt ít được chuộng, thị phần ít hơn là chắc chắn.

Quá trình tìm lại vị trí dẫn đầu của truyện tranh dành cho thiếu nhi của tác giả Việt Nam dường như rất khó. Một vài nhóm trẻ hợp tác cùng nhau sản xuất các tác phẩm theo phong cách mới như nhóm Dimensional Art với tác phẩm Đất Rồng gồm 30 bộ, hay Công ty Phan Thị đang hàng ngày miệt mài tìm lại chỗ đứng cho truyện tranh Việt…

Nhiều lời khẳng định truyện thiếu nhi của tác giả Việt vẫn còn chỗ đứng trong dòng sách dành cho thiếu nhi nhưng thực tế ở các nhà sách thì lại khác.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ở khách sạn, đi du thuyền ngắm pháo hoa tại TPHCM...

0
(SGTT) – Lưu trú, ăn uống tại những khách sạn ở khu vực trung tâm hay đi du thuyền trên sông Sài Gòn... là...

Ngân hàng số Cake thêm tính năng mã khóa bảo vệ...

0
Nhằm tăng cường thêm độ bảo mật cho người gửi tiết kiệm, Ngân hàng số Cake by VPBank vừa thêm tính năng bảo mật...

Trải nghiệm bánh bèo Huế, giá chỉ 35.000 đồng ở chợ...

0
(SGTT) - Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong...

Dòng người hối hả về quê, các cửa ngõ TPHCM bắt...

0
(SGTT) – Từ chiều 26-4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30-4, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn,...

TPHCM có đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã có đủ...

Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp có hướng dẫn phát triển...

0
(SGTT) - Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài liệu tập huấn phát triển mô hình du...

Kết nối