Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Covid dập tan hy vọng gỡ gạc mùa Tết của hàng không, du lịch

Có rất nhiều doanh nghiệp trong các lĩnh vực thương mại dịch vụ như hàng không, du lịch, khách sạn trông chờ vào dịp Tết Tân Sửu sắp tới để “gỡ” lại phần nào mất mát trong năm qua. Tuy nhiên chu kỳ mới của dịch bệnh ập đến vào những ngày cận Tết khiến mọi kế hoạch của họ đều rơi vào thế “việt vị”, doanh nghiệp từ trạng thái kỳ vọng đã chuyển dần sang thất vọng.

Những chuyến bay đang liên tục bỗng khựng lại vì những đợt trả vé, những tour du lịch Tết, phòng khách sạn đang được hủy dần, hàng quán nhiều nơi cũng đã đóng cửa. Doanh nghiệp hoạt động trong những lịch vực trên lại thêm một lần cảm thán, bao kỳ vọng về mùa kinh doanh Tết gần như đã kết thúc ngay khi nó bắt đầu.

Nhu cầu đi du lịch dịp Tết của người dân bị khựng lại vì Covid-19 tái bùng phát. Ảnh: Hiếu Trương

Du lịch căng thẳng chờ đợi

Trong trạng thái yếu nhất của mình các doanh nghiệp du lịch lại phải hứng chịu thêm một đợt dịch mới. Những kịch bản đối phó với dịch có lẽ đã quen nhưng trạng thái căng thẳng khi nghĩ về sự mất-còn lại đang ám ảnh những doanh nghiệp này.

Vietravel được xem là cánh chim đầu đàn của ngành du lịch Việt Nam cũng đã bắt đầu mỏi cảnh khi liên tục phải bay ngược gió và mới đây lãnh đạo doanh nghiệp cũng đã đăng đàn bày tỏ sự thất vọng. Thậm chí mức độ tác động của dịch đối với doanh nghiệp này đang tăng đôi khi cả hai mảng kinh doanh chủ lực là lữ hành và hàng không đều ở “tuyến đầu”.

Hiện tại, tất cả đoàn du lịch ra miền Bắc của Vietravel phải dừng lại, các đoàn chưa đi sẽ được chuyển hướng. Công ty cũng sắp xếp lại các dòng sản phẩm, hệ thống bán, đưa ra các phương án dự phòng tiếp theo trong trường hợp dịch diễn biến phức tạp hơn. Theo lãnh đạo doanh nghiệp thì đây là những gì tốt nhất họ có thể làm được trong bối cảnh này. Trong khi đó, Vetravel Airlines mới gia nhập bầu trời được hơn một tháng đã phải ngậm ngùi chống dịch.

Chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel Holdings, cho rằng các doanh nghiệp du lịch đều kỳ vọng nhiều vào dịp Tết này nên còn bao nhiều sức đều bung ra để hoạt động, nhưng dịch bệnh có thể sẽ làm đảo lộn tất cả. Nếu tình hình dịch bệnh lần này phức tạp hơn, kéo dài hơn thì ngay cả những doanh nghiệp du lịch được xem là còn bám trụ sau hai đợt dịch trong năm vừa qua cũng khó mà vượt qua được. Doanh nghiệp lao đao là chuyện đã đành, nhưng “khổ nhất” vẫn là người lao động, khi họ đang hy vọng được quay trở lại làm việc thì lại bị gián đoạn. Đến trước Tết năm nay, số nhân lực của Vietravel quay lại làm việc chỉ mới đạt 50%.

Không chỉ lữ hành, mà một mảng khác của ngành du lịch là dịch vụ lưu trú cũng bị đợt dịch này dồn đến giới hạn chịu đựng cuối cùng. Theo kết quả đánh giá của Savills Hotels, đợt dịch mới đang chặn đà hồi phục mong manh của thị trường du lịch khách sạn.

Trước đó, ngành khách sạn đã kỳ vọng sự gia tăng nhu cầu du lịch trong và sau Tết sẽ đem đến một bước khởi đầu tốt trong năm nay. Tuy nhiên, tình hình hiện tại ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại và du lịch trong những ngày cận Tết.

Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels, xác nhận sự bùng phát dịch bệnh mới đây ở hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh đã lại một lần nữa làm gây ảnh hưởng tiêu cực đến ngành du lịch cả nước. Vị này cũng thừa nhận, tác động từ dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng ở nơi bùng phát dịch mà gần như mọi nơi cần tiếp cận đến bằng đường hàng không.

Trong bối cảnh này, một số hội nghị đã phải tạm dừng hoặc bị trì hoãn do lo ngại tình hình sẽ chuyển biến phức tạp. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh MICE (họp, gặp gỡ) của các khách sạn thành phố khi giai đoạn này vốn dĩ là mùa cao điểm từ nhu cầu tổ chức sự kiện và hội nghị.

Ông cũng dự báo thị trường năm 2021 sẽ diễn ra tương tự như năm 2020, ít nhất là cho đến khi các hoạt động du lịch quốc tế được khôi phục trở lại. Trải qua một năm khó khăn, hầu hết khách sạn đã thích nghi với trạng thái bình thường mới”. Với doanh thu ở mức tối thiểu, họ phải tập trung cân đối các khoản chi phí để có thể đạt được điểm hòa vốn hoạt động.

Hàng không vẫn bay trong áp lực lỗ

Báo cáo về triển vọng của ngành hàng không đang tương đối tích cực trong năm 2021, tuy nhiên những kịch bản xấu vẫn có thể xảy ra nếu tình hình dịch bệnh phức tạp hơn. Khó khăn với ngành này có lẽ đã đến rất sớm khi vé Tết đang được trả, kỳ vọng về mùa bay Tết cũng đang yếu dần.

Ông Mauro Gasparotti thừa nhận, tác động từ dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng ở nơi bùng phát dịch mà gần như mọi nơi cần tiếp cận đến bằng đường hàng không.

Theo ước tính của một đơn vị vận tải hàng không, số lượng khách vận chuyển đã sụt giảm 15% so với tuần trước đó ngay khi những ca bệnh đầu tiên được công bố. Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất cũng ước tính số lượng khách phục vụ trung bình trong một ngày trong giai đoạn cao điểm Tết Nguyên đán giảm 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hàng không vẫn đang chịu áp lực lỗ khi liên tiếp bị tác đọng bởi Covid-19. Ảnh: TTXVN

Bên cạnh đó, theo dữ liệu từ OTA Insight, nhu cầu tìm kiếm chuyến bay đến Đà Nẵng và TPHCM trong dịp Tết đã giảm lần lượt 35% và 34% so với tuần trước đó kể từ khi thông tin dịch bệnh được công bố. Các phần nào có kinh nghiệm hơn trong việc ứng biến với dịch bệnh, tuy nhiên đợt bùng phát dịch ngay trước thời điểm Tết đã gây trở ngại không nhỏ khi tác động trực tiếp đến tâm lý khách hàng.

Với những yếu tố trên, khoản lỗ hơn 11.000 tỉ đồng của Vietnam Airlines năm 2020 có thể còn kéo dài thời gian hơn để bù đắp. Đồng thời giải pháp hỗ trợ lên đến 14.000 tỉ đồng cho hãng này mới đây cũng đang chịu áp lực dưới làn sóng dịch bệnh mới.

Trong khi đó, đối diện với khó khăn năm ngoái Vietjet Air đã ắt giảm đáng kể chi phí, thay đổi cấu trúc doanh thu phù hợp với bối cảnh. Cuối năm hãng cũng ghi lãi từ việc chuyển nhượng một số tài sản tích lũy trước đó còn giúp hãng tập trung nguồn vốn, chờ cơ hội phục hồi. Tuy nhiên có lẽ khả năng xoay sở của hãng cũng sẽ trở nên khó khăn hơn với làn sóng dịch bệnh mới.

Mới đây, Công ty Chứng khoán SSI trong báo cáo phân tích triển vọng ngành hàng không trong năm 2021 cũng đưa ra quan điểm không mấy tích cực. Theo đơn vị này đánh giá, tình hình tương đối ảm đạm khi biến thể của chủng Covid-19 mới nhất ở Anh cùng với sự bùng phát trở lại ở các quốc gia. Hàng không chỉ có thể phục hồi vào nửa cuối năm 2021 khi các vắc-xin được phê duyệt.

Theo kịch bản cơ sở của SSI, ước tính ngành hàng không sẽ ghi nhận mức lỗ bằng khoảng một nửa của năm 2020 tại công ty mẹ và sản lượng hành khách trong nước phục hồi lên mức năm 2019 (75 triệu hành khách). Lượng hành khách quốc tế dự kiến sẽ ở mức thấp 12 triệu khách (đạt khoảng 34% mức trước Covid). Tuy nhiên kịch bản này đưa ra trong điều kiện lý tưởng khi dịch bệnh được khống chế vào cuối năm ngoái. Tuy nhiên với tình hình hiện tại, mọi chuyện vẫn rất mơ hồ, mùa kinh doanh Tết đang sụt giảm khiến các hãng bay dưới áp lực lỗ trong năm 2021.

V.Dũng

Theo TBKTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Yêu cầu hãng bay báo cáo giá vé dịp Tết trước...

0
(SGTT) - Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không nội địa báo cáo việc bán vé trong dịp Tết Nguyên...

Bổ sung hơn 90.000 chỗ cho các chuyến bay cao điểm...

0
(SGTT) - Các hãng hàng không nội địa đã bổ sung thêm các chuyến bay từ Hà Nội và TPHCM tới các sân bay...

Dù tăng chuyến nhưng vé máy bay Tết vẫn khan hiếm,...

0
(SGTT) - Dù các hãng bay đã tăng ghế cung ứng, tăng cường bay đêm nhưng giá vé Tết Nguyên đán 2024 vẫn ở...

Hàng không tiếp tục tăng hơn 66.200 ghế phục vụ cao...

0
(SGTT) - Vietnam Airlines Group gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO tiếp tục tăng hơn 66.200 ghế, tương đương hơn 310 chuyến bay...

Hơn 1.800 chuyến bay đêm phục vụ dịp Tết Nguyên đán...

0
(SGTT) - Theo báo cáo từ các hãng hàng không, dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2024, dự kiến có hơn 1.800 chuyến bay...

Việt Nam chưa có hãng nào sử dụng máy bay B737...

0
(SGTT) - Cục Hàng không cho biết, Việt Nam chưa có hãng nào khai thác máy bay B737 MAX. Với các tuyến bay đến...

Kết nối