Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Cô giáo tiểu học ‘phượt’ hơn 1000km khám phá Cao Bằng

(SGTT) - Ở chuyến "phượt" xe máy thứ hai trong đời, cô giáo Ngọc Lan, đến từ Hà Nội, đã có hành trình 3 ngày đến Cao Bằng, với hơn 1000km đi về cùng nhiều trải nghiệm đáng nhớ. 

Chị Nguyễn Ngọc Lan, giáo viên tiểu học tại Hà Nội, mới đi phượt được gần 2 năm trở lại đây. Trước chuyến đi Cao Bằng, chị từng khám phá Hà Giang bằng xe máy và leo một số đỉnh núi tại Tây Bắc.

Chị Lan tốn khoảng 3-4 tháng để lái xe côn tay thành thạo. Ảnh: NVCC

Chị Lan cho biết đã tốn khoảng 3-4 tháng để lái xe côn tay thành thạo, tự tin đổ đèo. Trong lần đầu phượt xe máy đi Hà Giang, cô giáo Hà Nội lúc đầu còn sợ những khúc cua tay áo, nhưng sau đó lại "mê mẩn".

Chị Lan chia sẻ “choáng ngợp” trước cảnh sắc thiên nhiên ở Hà Giang và Cao Bằng; nhưng chuyến Cao Bằng đặc biệt hơn, vì đây là chuyến đi dài hơn và là lần đầu tiên chị thử sức ở vai trò “tài xế”.

Trong chuyến Cao Bằng này, chị Lan đi cùng một người bạn, thay phiên nhau lái. Chị xem việc "mạnh dạn dấn thân cầm lái là một lời hẹn ước với tuổi trẻ" mà mình cần thực hiện.

Hành trang của chị Lan gọn nhẹ với chỉ một ba lô, gồm những vật dụng cá nhân thiết yếu. Để rong ruổi trên một chặng đường dài và nhiều thử thách, chị chọn thuê một chiếc Honda XR150.

Đèo 14 tầng đầy thử thách. Ảnh: NVCC

Ngày đầu tiên, chị Lan xuất phát từ Hà Nội, đi theo hướng Thái Nguyên để đến Cao Bằng, rồi nghỉ đêm bằng hình thức cắm trại ở núi Mắt Thần (hay còn gọi là núi Thủng). Đây là điểm check-in độc đáo, cách thành phố Cao Bằng khoảng 50km, nằm giữa một thung lũng rộng lớn và yên bình.

Ngày thứ hai, đôi bạn ghé thăm thác Bản Giốc, suối Lenin, làng đá cổ Khuổi Ky và chinh phục đèo 14 tầng (đèo Mẻ Pja) nổi tiếng. Chặng đường lên và xuống con đèo dài hơn 2km này cũng khiến chị “toát mồ hôi hột, tay chân cứng ngắc”. Ngày cuối cùng, họ trở về Hà Nội theo hướng từ Lạng Sơn. Sau 3 ngày, họ đã đi qua 1001km.

Kỷ niệm đáng nhớ nhất của chị Lan trong chuyến đi là lúc buổi chiều từ đèo 14 tầng về Cao Bằng. Họ bắt gặp một nhóm các bạn sinh viên cũng đang trên đường phượt và nhập hội.

“Bọn mình chọn lối xuống đầy đá dăm, không đèn điện, mất sóng điện thoại, đi theo cảm tính và chỉ dẫn của dân bản địa. Cũng may lúc đó anh chị em có nhau, dìu nhau đi qua đêm mưa gió. Thực sự đến giờ mình vẫn không thể quên. Cả nhóm cứ liên tục nhắc nhau là sắp về đến nơi rồi”, chị Lan kể.

Rủi ro tiềm ẩn là vậy nhưng chị Lan vẫn đang ấp ủ một chuyến xuyên Việt trong tương lai gần. Chị chưa có kế hoạch cụ thể nhưng sẽ nuôi giấc mơ và tin sẽ có một ngày điều đó trở thành sự thực.

Minh Đức

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Toàn cảnh làng đá trăm tuổi ở Cao Bằng nhìn từ...

0
(SGTT) – Trải qua lịch sử hơn 400 năm, làng đá Khuổi Ky vẫn còn giữ được nét độc đáo về kiến trúc và...

Về Cao Bằng ngắm vẻ thanh bình nơi xóm cổ Hoài...

0
(SGTT) – Nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Phja Oắc - Phja Đén, xóm Hoài Khao sở hữu cảnh sắc cổ...

Ghé thăm ngôi làng trăm năm làm ngói âm dương ở...

0
(SGTT) – Cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 30km, thôn Lũng Rì nằm nép bên triền núi, nổi tiếng với nghề làm...

Đến Cao Bằng thăm thung lũng Xuân Trường, ngắm đèo Khau...

0
(SGTT) - Cách trung tâm thị trấn Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng hơn 20km, xã Xuân Trường nằm lọt thỏm giữa thung lũng, được...

Thác Bản Giốc chuyển màu đục ngầu, Ban quản lý khuyến...

0
(SGTT) - Ban Quản lý Khu du lịch thác Bản Giốc vừa đưa ra khuyến cáo du khách khi tham quan thác Bản Giốc...

Việt Nam từ trên cao: Ngắm thác Cò Là mùa lúa...

0
(SGTT) – Cò Là là dòng thác còn khá hoang sơ ở xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Vào cuối Hạ,...

Kết nối