Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch: Vẫn đang chờ

Rất nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn… đã không có khách du lịch trong gần 7 tháng qua và đang kỳ vọng vào chính sách hỗ trợ từ nhà nước để vượt qua giai đoạn khó khăn. Hàng loạt chính sách về thuế, tài chính… đã được đề xuất nhưng hiện vẫn đang chờ phê duyệt.

Các doanh nghiệp du lịch vẫn đang “mòn mỏi” chờ hỗ trợ

Ông Nguyễn Trùng Khánh, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết ngay khi dịch bùng phát mạnh và bắt đầu ảnh hưởng nặng nề đến du lịch, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch đã có hai văn bản kiến nghị với chính phủ để tháo gỡ các khó khăn cho doanh nghiệp.

Các kiến nghị tập trung vào ba nhóm giải pháp chính gồm hỗ trợ doanh nghiệp về thuế, phí; hỗ trợ về tài chính và hỗ trợ trực tiếp cho người lao động thông qua các gói hỗ trợ về an sinh xã hội như gói 62.000 tỉ đồng của chính phủ, hỗ trợ trực tiếp cho người dân bị khó khăn do Covid-19.

Trong tháng 8 vừa qua, Bộ Văn hóa Thể thao lại tiếp tục có văn bản kiến nghị lần thứ 3, đề nghị nhiều chính sách như lùi thời gian trả lãi suất vay ngân hàng, áp dụng đến tháng 12-2021 cho doanh nghiệp du lịch; tiếp tục cơ cấu lại các khoản nợ, giãn thời gian trả nợ vay, khoanh nợ, khoanh trả lãi tiền vay, không tính vay quá hạn.

Thêm vào đó là các đề xuất về giảm thuế giá trị gia tăng, điều chỉnh giá điện cho doanh nghiệp kinh doanh lưu trú, chính sách hỗ trợ người lao động… Cho đến thời điểm này, phần lớn các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vẫn đang chờ chính phủ phê duyệt.

“Tôi cho rằng, các đề xuất của bộ bám sát các nhu cầu của doanh nghiệp, thông qua các kiến nghị của các hiệp hội du lịch địa phương, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cùng ý kiến trực tiếp của một số doanh nghiệp lớn trong ngành”, ông Khánh trả lời TBKTSG Online bên lề một hội nghị du lịch tại TPHCM.

Đại dịch Covid-19 bắt đầu ảnh hưởng đến du lịch Việt Nam từ cuối tháng 1 năm nay. Rất nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khu nghỉ dưỡng… đã không có khách từ giữa cuối tháng 3, khi chính phủ quyết định tạm dừng đường bay quốc tế để ngăn dịch. Dự kiến, khó khăn sẽ còn kéo dài vì thị trường du lịch quốc tế vẫn đóng.

Doanh nghiệp khai thác thị trường nội địa cũng không “dễ thở” hơn là mấy vì cũng phải tạm dừng khai thác mấy đợt do dịch bùng phát và sức mua hiện tại vẫn còn thấp.

Theo số liệu từ Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, lượng khách quốc tế đến cả nước trong 9 tháng qua chỉ đạt gần 3,7 triệu lượt, giảm 67,4% so với cùng kỳ năm 2019. Khách du lịch nội địa đạt 37,5 triệu lượt, giảm 43,2% so với cùng kỳ. Tổng thu từ khách du lịch chỉ đạt khoảng 233.000 tỉ đồng, giảm gần 54% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đào Loan

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Quảng Nam kích cầu du lịch, đặt mục tiêu thu hút...

0
Chương trình kích cầu diễn ra từ ngày 22-6 đến 30-9. UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Tổng công ty Hàng không Việt...

Nhiều ưu đãi dành cho du khách khi đến Đà Nẵng...

0
Trong tháng Ba tới, nhiều khu, điểm du lịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tổ chức hoạt động kích cầu du lịch...

Vực dậy du lịch, Hồng Kông tặng vé máy bay và...

0
Để vực dậy ngành du lịch sau 3 năm đóng cửa biên giới chống đại dịch Covid-19, chính quyền Hồng Kông chi khoảng 2...

Không sử dụng voi phục vụ lễ hội tại Hội voi...

0
Hội voi Buôn Đôn năm nay không sử dụng voi để diễu hành trên đường phố, không tổ chức thi voi chạy, voi bơi...

“Hà Nội – Đến để yêu”: Lễ hội Du lịch 2022...

0
(SGTT) - Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có Kế hoạch số 93/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội Du lịch Hà Nội...

Blogger du lịch rủ bạn về Trà Vinh để quảng bá...

0
(SGTT) - Chưa thực hiện được nhiều chuyến du lịch do dịch bệnh Covid-19, blogger du lịch Nguyễn Thanh Tuấn chọn cách quảng bá...

Kết nối