Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Bên trong nhà thờ tổ nghề thợ bạc trăm tuổi ở Sài Gòn

(SGTT) – Nhà thờ tổ nghề thợ bạc hay còn được gọi Lệ Châu hội quán, tọa lạc tại số 586 đường Trần Hưng Đạo, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh, được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1998.

Những năm cuối thế kỷ 19, Sài Gòn đã là một khu công nghiệp khá lớn. Thợ thủ công Sài Gòn có tay nghề cao và được tổ chức thành các “ty thợ”, “phường thợ”. Riêng nghề thợ bạc – nghề kim hoàn ngày nay rất phát triển. Làm cho nhà nước thì có các ty như ty thợ bạc Nội, ty thợ bạc Tả Trung, ty thợ bạc Hữu Trung…

Nhà thờ tổ nghề thợ bạc hay còn được gọi Lệ Châu hội quán, tọa lạc tại số 586 đường Trần Hưng Đạo, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.

Còn tư nhân thì tập trung lại thành các lò thợ bạc. Xung quanh vùng Chợ Lớn đã có tới hơn 30 lò thợ bạc hành nghề. Một số chủ lò thợ bạc có uy tín ở vùng Chợ Lớn đã đứng ra vận động quyên góp từ các lò thợ bạc trong vùng, chung tay mua được một vuông đất ở đường Thủy Binh (đường Trần Hưng Đạo ngày nay) và xây dựng nhà thờ tổ từ năm 1892, đến năm 1896 thì hoàn thành.

Nhà thờ tổ nghề thợ bạc được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1998.

Nhà thờ tổ đã trải qua nhiều đợt trùng tu, lần trùng tu lớn cuối cùng vào năm 1968 và sửa chữa lớn ở chánh điện do bị bắn phá hư hại.

Nhà thờ tổ đã trải qua nhiều đợt trùng tu, lần trùng tu lớn cuối cùng vào năm 1968.

Chánh điện được xây theo kết cấu ba gian dọc, có hai hàng cột chạy dài từ ngoài vào trong, tường gạch tô, mái lợp ngói âm dương. Bài trí ở chánh điện đơn giản, không có một pho tượng nào.

Chánh điện được xây theo kết cấu ba gian dọc.

Trong chánh điện, tả điện, hữu diện được an vị các bài vị của Tổ sư, xung quanh được trưng bày thờ cúng binh khí, trống, chuông, bàn thờ, bia ghi công đức.

Bài trí ở chánh điện đơn giản.

Các bức hoành, liễn, câu đối đều mang ý nghĩ “tôn sư trọng đạo”, “uống nước nhớ nguồn”… nhằm giáo dục con cháu đời sau không quên ơn người truyền dạy nghề, nên xem đây là “kim chỉ nam” soi đường và phát triển ngành nghề truyền thống thợ bạc của Việt Nam.

Trong chánh điện, tả điện, hữu diện được an vị các bài vị của Tổ sư.

Theo truyền thuyết, nhà thờ tổ sư nghề thợ bạc này được dựng lên để thờ một vị tổ sư họ Trần (không rõ tên), quê từ miền ngoài vào, nguyên là thợ bạc trong cung nội, học nghề thợ bạc từ hai vị cao tổ của nghề kim hoàn Việt Nam là hai cha con “Đệ nhất tổ sư” Cao Đình Độ (1744 – 1810, hiệu “Đệ nhất tổ sư” do vua Gia Long phong năm 1810) và “Đệ nhị tổ sư” Cao Đình Hương (1773 – 1821, hiệu “Đệ nhị tổ sư” do vua Minh Mạng phong năm 1821).

Hai vị cao tổ của nghề kim hoàn Việt Nam là hai cha con “Đệ nhất tổ sư” Cao Đình Độ và Cao Đình Hương.

Ngày nay, lăng mộ hai vị tổ sư đều tọa lạc tại phường Trường An, nằm phía Nam kinh thành Huế, nhà thờ hai vị tổ sư – gọi là từ đường họ Kim Hoàn – ở số 7 chùa Ông, phường Phú Cát (nay là phường Gia Hội), thành phố Huế.

Những chi tiết chạm trổ tỉ mỉ.

Lễ giỗ tổ kim hoàn tại Lệ Châu hội quán được tổ chức vào ngày 7 tháng 2 (Âm lịch), là ngày giỗ của vị “Đệ nhị tổ sư” Cao Đình Hương. Ngày cúng tổ hàng năm ở đây quy tụ rất đông các đệ tử của nghề thợ bạc từ khắp các vùng. Lễ giỗ được tổ chức trong ba ngày từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 2 (Âm lịch).

Ngôi nhà không chỉ là nơi thờ cúng mà còn mang đậm những nét văn hóa đặc sắc về lịch sử đấu tranh cũng như quá trình phát triển của vùng Sài Gòn và Nam Bộ xưa.

Hơn một thế kỷ trôi qua, ngôi nhà thờ tổ vẫn được ban trị sự và các đệ tử của nghề thợ bạc bảo quản nguyên vẹn.

Ngôi nhà không chỉ là nơi thờ cúng mà còn mang đậm những nét văn hóa đặc sắc về lịch sử đấu tranh cũng như quá trình phát triển của vùng Sài Gòn và Nam Bộ xưa. Vì lý do đó “Lệ Châu hội quán” đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1998.

Nhóm phóng viên

Thông tin tham khảo từ Cổng TTĐT UBND quận 5, TPHCM

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Dòng người xếp hàng chờ tham quan Dinh Độc Lập trong...

0
(SGTT) - Sáng 30-4, Dinh Độc Lập đón nhiều người dân, du khách đổ về tham quan. Dòng người xếp hàng dài để chờ...

Ngắm đồng cỏ tranh trắng xoá ở khu Đại học Quốc...

0
(SGTT) - Cánh đồng cỏ tranh ở làng đại học (khu đô thị ĐH Quốc gia TPHCM) đang bung nở trắng xóa, thu hút...

Thảo Cầm Viên hút khách vui chơi dịp lễ 30-4

0
(SGTT) - Trong những ngày nghỉ lễ 30-4, hàng ngàn người dân và du khách đã chọn Thảo Cầm Viên, quận 1, TPHCM để...

Tìm về ‘ốc đảo xanh’ Cần Giờ dịp lễ 30-4

0
(SGTT) – Cách trung tâm TPHCM khoảng 50km, “ốc đảo xanh” Cần Giờ là gợi ý để du khách đến vui chơi, thưởng thức...

Ẩm thực Michelin: Chay Garden – nhà hàng chay được giải...

0
(SGTT) - Là một trong hai nhà hàng phục vụ ẩm thực chay tại TPHCM được cẩm nang ẩm thực Michelin trao tặng giải...

Bữa sáng Sài Gòn: Quầy xôi ghẹ vỏ giòn đang ‘gây...

0
(SGTT) - Hơn một tháng gần đây, cộng đồng ẩm thực TPHCM không ngừng thích thú và chia sẻ những thông tin về món...

Kết nối