Thứ Năm, Tháng Tư 18, 2024

Bên nhau, mỗi người… mỗi hướng

THÙY DUNG –

Không ai phủ nhận sự kết nối kỳ diệu của mạng xã hội, đặc biệt là Facebook. Nhưng chính sự kết nối dường như không có biên giới đó lại đang tạo ra biên giới vô hình giữa các thành viên trong gia đình.

Thùy Dung

Kẻ nào đang “ly gián” chúng ta?

Bà Nguyễn Thị Ngọc Anh – Bí thư Đoàn cơ sở Bảo tàng lịch sử quốc gia, kể lại một câu chuyện mà bà đã chứng kiến. Có một người vợ nọ rất thích tự chụp ảnh của mình, rồi lại càng thích thú hơn khi đăng ảnh lên trang mạng xã hội, chờ đợi người like và bình luận.

Nhưng sở thích của người vợ đã khiến cho người chồng cảm thấy bức bối, khó chịu. Bởi người vợ mê chụp ảnh đăng lên mạng xã hội đến mức trong những dịp đi chơi cùng chồng, trong buổi tiệc kỷ niệm, hay trong những lần về quê, người vợ chỉ để ý vào chiếc điện thoại mà không đoái hoài gì đến những người xung quanh mình.

“Thậm chí hài hước đến mức, người chồng phải đi cấp cứu mà trước khi lên xe cứu thương người vợ phải dừng lại để chụp ngay kiểu ảnh rồi post lên Facebook cho bạn bè biết” – bà Ngọc Anh kể.

9

Trường hợp khác, bà Ngọc Anh nói tiếp, tại một gia đình mà hai vợ chồng đều đi làm, người vợ về sớm lo đón con, làm đủ mọi việc trong nhà, còn người chồng đi làm về sau khi ăn xong là ôm điện thoại, và dành thời gian lướt web. Dần dà cuộc sống vợ chồng trở nên tẻ nhạt, người vợ tự tìm niềm vui là chơi bên các con, còn các con thì dần xa lánh bố bởi bố chơi với chúng quá ít.

Nghiêm trọng hơn, mặt trái của mạng xã hội là quyền riêng tư bị xâm phạm, tổn thương, dẫn đến những hậu quả vô cùng đau lòng khi thông tin bị đưa lên mạng xã hội.

Bà Ngọc Anh cho hay, mạng xã hội đã trở thành con dao hai lưỡi, chúng ta vô tình thấy một hình ảnh, đoạn clip nào đó với sự tiếp nhận thông tin một chiều và đưa ra ý kiến chủ quan của mình đã gián tiếp ảnh hưởng đến tinh thần và cuộc sống, thậm chí là tính mạng của người khác.

Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê và Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), tốc độ người Việt Nam sử dụng Internet lại tăng lên chóng mặt những năm gần đây. Từ năm 2010 đến nay, Việt Nam đã liên tục đứng trong top 20 quốc gia có số người dùng Internet lớn nhất thế giới với tỷ lệ hơn 30% dân số, đứng thứ 8 trong khu vực châu Á.

Báo cáo từ WeAreSocial cho thấy, tính đến tháng 3-2015 có 45% dân số Việt Nam dùng Internet, tức 41 triệu người. Trong số 41 triệu người đó thì có 30 triệu người dùng các mạng xã hội và số người đang dùng các mạng này trên di động là 26 triệu người.

Thống kê này cũng cho thấy chúng ta tốn tới hơn 5 giờ mỗi ngày để lên mạng đối với người dùng máy tính và gần 3 giờ với người dùng điện thoại.

Hầu hết khoảng thời gian này đều được dùng vào các mạng xã hội (Facebook, Tencent, Vkontakte, LiveInternet, Google, Sina, Twitter, Skype, Yahoo!, Viber, Baidu, Line, Snapchat, YY, LinkedIn và BBM…). Tổng thời gian trung bình mà một người Việt Nam truy cập vào mạng xã hội trong ngày là 2 giờ.

Gia đình thời @

Theo các chuyên gia, sự “xâm nhập” của Internet đã khiến hiện tượng “gia đình thời @” ngày càng phổ biến và đáng báo động trong xã hội. Các thành viên trong gia đình đang yêu, sống nhiều hơn cho các thiết bị công nghệ liên lạc hiện đại và mạng xã hội hơn là con người với nhau. Hình ảnh một gia đình với bố, mẹ mỗi người một góc cùng chiếc điện thoại thông minh trên tay chăm chú lướt mạng, con cái thì hút hồn vào các video trên Youtube hay các trò chơi điện tử trên máy tính bảng, máy vi tính, không ai nói chuyện với ai đang ngày càng trở nên phổ biến trong nhiều gia đình trẻ.

Bà Mai Thùy Hương – Phó bí thư Chi đoàn Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam, cho hay sự bùng nổ của Internent bên cạnh mặt tích cực của nó thì điều này cũng đã gây những thay đổi lớn đối với các gia đình trẻ như thay đổi về thời gian, không gian và phương thức giao tiếp trong gia đình.

Bà Hương lấy ví dụ, các thành viên trong gia đình thức khuya hơn chủ yếu để truy cập Internet và đăng nhập vào các mạng xã hội. Họ cũng thường có xu hướng luôn bật Internet, luôn ở chế độ online trong khi vẫn làm các công việc khác. Thời gian trên để online, để chat với bạn mới quen nhiều hơn số giờ mà cha mẹ và con cái nói chuyện, tâm sự và chia sẻ với nhau hàng ngày.

“Nghĩa là chúng ta đã thỏa thuận để mạng xã hội được quyền lấy đi thời gian ở gia đình của chúng ta, thay vào đó chúng ta mải mê với máy tính, điện thoại. Đôi khi người ta quên mất rằng, vợ chồng chúng ta, con cái chúng ta cần được nói chuyện hơn là muốn được ngồi đối diện với mạng xã hội” – bà Hương nói.

Thay đổi về không gian, theo bà Hương, Internet có thể xóa nhòa đi khoảng cách địa lý nhưng chính điều này cũng khiến những thành viên trong gia đình, dù ngồi chung một chiếc ghế nhưng người thì dùng điện thoại, người thì dùng mạng xã hội để trò chuyện. Sống chung trong một ngôi nhà nhưng người này quan sát cuộc sống của người kia bằng những bức ảnh, những câu cảm trên mạng xã hội chứ không phải là trực tiếp nói chuyện và chia sẻ cùng nhau.

Theo một khảo sát của Anh mới đây đã phát hiện ra rằng, Facebook phải chịu trách nhiệm cho trên 20% vụ ly hôn ở đất nước này. Khảo sát đó được thực hiện trên 5.000 đơn xin ly hôn và phát hiện 989 trường hợp có nhắc đến các mối quan hệ trên mạng. Facebook đang bị quy tội đã làm tan rã nhiều cặp vợ chồng, kích động bạo lực, lạm dụng tình dục và tiếp tay cho lừa đảo,…

“Ở Việt Nam chưa đưa ra được một con số thống kê chính xác về các vụ ly hôn do mạng xã hội nhưng thiết nghĩ, nếu thống kê được cũng là một con số không nhỏ” – bà Hương nhấn mạnh.

Các chuyên gia tâm lý không khuyên mọi người bỏ Facebook hay mạng xã hội nhưng họ cho rằng dành 80% thời gian và sự quan tâm cho tổ ấm luôn mang lại cho chúng ta đến 80% hạnh phúc trong cuộc sống thay vì dành 80% thời gian và sự quan tâm vào những mối quan hệ xã giao trên Facebook chỉ mang lại 20% niềm vui trong cuộc sống của bạn.

Hãy để Facebook về đúng với vị trí của nó là gia vị trong cuộc sống, giúp chúng ta cảm thấy kết nối, gắn bó bền chặt hơn bằng cách sử dụng thời gian hợp lý. Đừng kết nối trong thế giới ảo mà mất kết nối trong cuộc sống gia đình thực tại.

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phim đề tài về gia đình tiếp tục ‘ăn khách’ trong...

0
Năm nay, phim điện ảnh và truyền hình Việt tiếp tục “bội thu” các giải thưởng, thành tích về doanh thu khi khai thác...

Thế giới riêng: Nhiều kết nối, nhiều ảo tưởng

0
(SGTT) - Ngày nay, khung cảnh sum vầy của bữa ăn gia đình Việt Nam đã bị công nghệ tước đi một cách dễ...

Nhiều khoá học kỹ năng và trải nghiệm cho trẻ vào...

0
(SGTT)- Hè đến cũng là thời điểm mà nhiều phụ huynh băn khoăn nên lựa chọn khóa học nào cho trẻ để không lãng...

Từ hiện tượng “Hội những người ghét cha mẹ”: Phụ huynh...

0
(SGTT) - Sau những lùm xùm trên mạng xã hội, thật khó khăn để tôi có thể len lỏi vào “Hội những người ghét...

Tọa đàm vì sự hòa nhập vào đời thường của người...

0
(SGTTO) - Quỹ Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Foundation - STF) và Trung tâm châu Á - Thái Bình Dương (VAPEC)...

Để cuộc sống trở nên dễ dàng

0
(SGTT) - Nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, chị Nguyễn Phạm Khánh Vân, chuyên gia trong lĩnh vực truyền thông, chia sẻ cách...

Kết nối