Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Bác sĩ khuyến cáo ba mẹ lưu tâm đến trẻ để tránh tai nạn thương tâm

(SGTTO) – Sau hai tuần nghỉ học ở nhà tránh dịch bệnh do virus Corona, nhiều gia đình trẻ lúng túng tìm nơi gửi con nhỏ để đi làm, có gia đình gửi con về quê với ông, bà nội ngoại; có gia đình đành nhốt con ở nhà với tivi, điện thoại; có gia đình có ông bà từ quê lên phố trông con… Gần đây, các bác sĩ tại bệnh viện nhi đồng khuyến cáo phụ huynh nên để mắt đến con trẻ nhiều hơn do nhiều tai nạn thương tâm khiến trẻ phải nhập viện điều trị.

Bé L. nuốt ba viên bi sắt vào ruột non vừa được BS. Nhi đồng 1 phẫu thuật gắp ra khỏi cơ thể. Ảnh BVNĐ1

Nhiều tai nạn thương tâm

Sáng 24-2, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM cho biết ThS.BS Đào Trung Hiếu – Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng 1 cùng các e kíp phẫu thuật đã gắp viên bi ra cho bé đang bắt đầu rỉ sét, gây thủng dạ dày, ruột non, ứ dịch, nhiễm trùng… trong bao tử và ruột non.

Bệnh nhân là bé N.H.L. (6 tuổi, ở Tiền Giang), nhập viện vào 18-2, trong tình trạng bụng đau, trương to. Mẹ bé cho biết, bé L. nuốt bi nam châm bằng sắt vào bụng đã 6 ngày. Các bác sĩ đã chụp X-Quang, thấy một viên bi ở dạ dày, hai viên còn lại nằm tại ruột non. Cả 3 viên bi nam châm hít vào nhau khiến dạ dày và ruột non dính chặt, đang bắt đầu hoại tử.

Sau khi gắp các viên bi, ê-kíp mổ đã khâu lại các vết thủng, vệ sinh vùng tổn thương cho bé, may mắn phúc mạc không bị ảnh hưởng. Hiện tại, sức khỏe bé L. đang dần hồi phục, được theo dõi tổn thương, tiếp xúc tốt.

Theo lời chị Ngô Thị Thanh Lịch (mẹ bé L.), ngày 12-2, bé L. thấy bạn chơi mô hình lắp ráp bằng viên bi nam châm nên nói ba mẹ mua cho chơi. Tuy nhiên, bé L. thường xuyên bỏ viên bi vào miệng ngậm. Ngay hôm sau, bé L. than đau bụng, nôn ói, nên chị nghi ngờ bé đã nuốt bi, nhưng sợ không dám nói.

Sau đó, bé đau bụng liên tục, thở hắt, mệt mỏi, ba mẹ hỏi nhỏ thì biết con đã nuốt 3 viên bi sắt. Gia đình vội đưa bé đến bệnh viện gần nhà, bác sĩ chụp X-Quang thấy 3 viên trong bụng bé L. nên cho thuốc tháo phân để tống viên bi ra ngoài. Suốt 6 ngày, bé đi ngoài liên tục mà viên bi vẫn không ra ngoài . Chụp X-Quang lại, bác sĩ chỉ thấy vị trí 3 viên bi có xê dịch nhưng không nhiều và có dấu hiệu dính chặt nên gia đình đưa bé đến Bệnh viện Nhi Đồng 1 cấp cứu.

Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TPHCM, thói quen vừa chơi vừa ngậm đồ chơi, bé có thể bị giật mình, hay bị quên và nuốt vào bụng. Viên bi bé L. nuốt là bi nam châm hít vào nhau tạo nên mô hình, nên khi bé nuốt vào bụng viên bi cũng hít chặt và không ra ngoài theo cách tự nhiên được. Bệnh viện rất hay gặp trường hợp trẻ bị hóc đồ chơi phải cấp cứu do trẻ tháo rời mảnh ghép, đồ chơi bị vỡ thành miếng nhỏ hoặc độ tuổi của bé không phù hợp với đồ chơi. Như bé L. chỉ mới 6 tuổi, nhưng bi sắt nam châm được khuyến cáo chỉ dành cho trẻ 7 tuổi trở lên.

Bệnh viện Nhi đồng TPHCM (Bình Chánh) cũng cho biết, ngày 21-2 bệnh viện cũng cấp cứu nhiều ca nuốt dị vật như: trường hợp bé 3 tuổi, ngụ tại Bạc Liêu do được nghỉ học hai tuần nay, gia đình đưa lên Bình Chánh gửi ông bà. Do ông bà bận rộn để bé chơi một mình nên bé nuốt 6 thỏi nam châm cùng 3 kim bấm vào bụng, khiến phần hồi tràng (đoạn ruột non) bị thủng do kim bấm. Bác sĩ phải phẫu thuật gắp dị vật ra và cắt bỏ 20 cm ruột của bé.

Ngoài ra, còn có nhiều trẻ nuốt đinh vít, chìa khóa khiến các bác sĩ phải căng mình vật lộn để lấy dị vật ra ngoài ruột cho bé. Bệnh nhân là bé gái L.T.P. (9 tuổi, Sóc Trăng) được cha mẹ đưa lên Bình Chánh, TPHCM chơi trong khi được nghỉ học. Trong lúc chơi đùa, bé cầm chiếc chìa khóa rồi nuốt vào bụng, các bác sĩ phải nội soi để gắp dị vật từ dạ dày ra ngoài.

Không những nuốt dị vật, nhiều trẻ ở nhà còn bị phỏng nước sôi, té ngã đến vỡ đầu, uống nhầm hóa chất… được đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện nhi đồng TPHCM.

Cố gắng nghỉ dịch không tai nạn

Theo BS. Trương Hữu Khanh, Trưởng Khoa Nhiễm Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, Phòng Công tác xã hội bệnh viện, cho rằng phụ huynh nên lưu ý, trong thời gian trẻ nghỉ học cần để mắt đến trẻ nhiều hơn. “Gần đây, nhiều trẻ vào cấp cứu do bị phỏng nước sôi, điện giật, nuốt dị vật, té ngã cầu thang… Nếu con mình có thói quen ngậm đồ chơi, hay chơi những vật nhỏ phải quan sát kỹ. Khi bé có dấu hiệu đau bụng, sốt, than mệt sau khi chơi đồ chơi, người lớn không nên la mắng mà hãy tìm cách hỏi bé, hoặc đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ kịp thời phát hiện và xử lý”, bác sĩ nói.

Các bác sĩ chuyên khoa nhi khuyến cáo, hiện nay cả nước đang cho trẻ nghỉ học để phòng chống dịch Covid-19, cha mẹ nên để mắt đến trẻ nhiều hơn, giúp trẻ khám phá thế giới lành mạnh như đọc sách, chơi các trò chơi dân gian; tránh các đồ chơi sắc nhọn, nguy hiểm, không nên để nước sôi, hóa chất trong tầm với của trẻ.

Hoàng Nhung

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Kết nối