Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

AEC – thách thức hay cơ hội cho lao động Việt Nam?

THÁI NGỌC –

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community – AEC) sắp chính thức vận hành, việc lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và cả lao động có tay nghề cao cũng sẽ diễn ra tự do…

Đây là cơ hội khi lao động Việt Nam tự do di chuyển, làm việc và được đối xử bình đẳng tại các nước trong khu vực; nhưng có thể là một thách thức lớn khi tay nghề, kỹ năng, ngoại ngữ của người lao động Việt Nam chưa thể sánh với lao động ở nhiều nước.

Thách thức

Vào cuối năm nay, những người có chuyên môn về kế toán, kiến trúc, nha sĩ, bác sĩ, y tá, du lịch… sẽ tự do đến làm việc ở bất kỳ quốc gia nào trong khu vực. Và càng về sau, thị trường lao động sẽ được mở ra ở nhiều lĩnh vực hơn. Người lao động Việt Nam nếu không chuẩn bị tốt cho sự hội nhập, dịch chuyển lao động trong tương lai sẽ có nguy cơ thất nghiệp ngay trên đất nước mình.

Sinh viên trường Đại học Mở TPHCM tìm hiểu thế mạnh và điểm cần hoàn thiện của lao động Việt Nam khi hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Ảnh: Thành Hoa
Sinh viên trường Đại học Mở TPHCM tìm hiểu thế mạnh và điểm cần hoàn thiện của lao động Việt Nam khi hội nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Ảnh: Thành Hoa

Trong nhiều năm qua, người Việt Nam luôn tự hào về sự cần cù, khéo léo, khả năng tiếp thu nhanh, đòi hỏi mức lương thấp…, và điều này được xem như là lợi thế trong cạnh tranh. Nhưng nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/15 so với Singapore, 1/5 Malaysia, 2/5 Thái Lan. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ kém cũng là một hạn chế lớn của người lao động Việt Nam.

Một kết quả thống kê của trang dịch vụ việc làm trực tuyến JobStreet, khảo sát trên 3.000 sinh viên sắp ra trường trong tháng 6 vừa qua, cho thấy chỉ có 5% sinh viên tự tin với khả năng tiếng Anh, 27% thừa nhận kém ngoại ngữ. “Với những thông tin như thế, thì sự khéo léo, chỉ đòi hỏi mức lương thấp cũng khó có thể biến thành lợi thế của lao động Việt Nam”, một chuyên gia về tuyển dụng nói.

Một kết quả khảo sát đối với nhiều nhà tuyển dụng tại Việt Nam do JobStreet thực hiện gần đây cũng cho thấy phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam luôn quan tâm đến chất lượng đào tạo và kỹ năng làm việc của người lao động. Có rất ít doanh nghiệp (14%) quan tâm đến mức lương phải trả cho những cử nhân mới ra trường. Điều này phản ánh chất lượng đào tạo nhân lực của Việt Nam còn thấp và chưa thể cải thiện được trong thời gian ngắn sắp tới. “Khi nền đào tạo trong nước không đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam thì nguồn nhân lực này cũng khó có thể đáp ứng đủ yêu cầu của các doanh nghiệp đang hoạt động ở nước khác”, vị chuyên gia nói trên cho biết.

Tuy nhiên, kết quả khảo sát trên 2.500 người được trang dịch vụ việc làm VietnamWorks thực hiện trong tháng 7-2015, cho thấy có 92% số người được khảo sát nhìn nhận Việt Nam gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ có lợi cho người lao động trong nước. Đa số người được hỏi cho rằng lao động tại Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh với nhân lực các nước.

Ít người Việt đủ khả năng làm việc ở nước ngoài

Ông Huỳnh Minh Quân, Tổng giám đốc Nhân Việt Managemment Group, có trụ sở tại TPHCM – một công ty hoạt động về lĩnh vực nhân sự, nhận định sự dịch chuyển lao động giữa các nước trong khu vực là điều rất bình thường và tất yếu. Từ nhiều năm qua, người Việt Nam giỏi luôn được các công ty nước ngoài săn đón và họ đã làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn; tuy nhiên số lượng những người này không nhiều. Và đến khi các nước trong khu vực miễn thị thực đối với người lao động, không biết có được bao nhiêu người Việt Nam có đủ khả năng để được các doanh nghiệp tại nước ngoài tuyển dụng.

Hơn nữa, chính các nước trong khu vực cũng đang thiếu lao động có tay nghề cao nên doanh nghiệp cũng sẽ tìm mọi cách để giữ chân họ. Việc người nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam, đa số là nhân viên của các công ty, tập đoàn có nhà máy, cơ sở tại Việt Nam thì nhiều năm vẫn diễn ra nhưng là ở vị trí quản lý. Ngay cả khi nhân sự cao cấp nội địa không đủ thì việc một doanh nghiệp trong nước tuyển dụng nhân viên nước ngoài vào làm để thay đổi cung cách, năng suất làm việc là điều tích cực.

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc khu vực phía Nam của công ty dịch vụ tuyển dụng nhân sự Navigos Search, cho biết các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam vẫn thích tuyển dụng ứng viên trong nước hơn, vì những nhân viên nội địa sẽ hiểu được văn hóa, tương tác tốt hơn với các nhân viên khác và cộng đồng. Nhưng ở những vị trí quan trọng, khi không tuyển dụng được người Việt Nam thì họ sẽ tuyển nơi khác. Khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN mở ra, họ sẽ thuận tiện hơn trong việc tuyển lao động nước ngoài. Tuy vậy, theo bà Mai, trước mắt thì chưa đáng lo nhưng người lao động Việt Nam cần nắm cơ hội này, đừng để những vị trí quản lý cao cấp đều do người nước ngoài nắm giữ.

“Việc mở rộng thị trường lao động sẽ là cơ hội cho những người được đào tạo bài bản, chương trình chuẩn hóa, khả năng ngoại ngữ tốt, có chuyên môn và kỹ năng làm việc nghiêm túc”, bà Mai nói.

Công nhân chưa bị ảnh hưởng

Một vấn đề cần quan tâm là sự dịch chuyển lao động nói trên chỉ tập trung vào mảng lao động có tay nghề cao. Ở trình độ lao động này, một khi đã cần thì doanh nghiệp sẵn sàng chấp nhận trả lương cao để giữ chân hoặc tuyển dụng cho bằng được nhân sự. Còn số đông lao động Việt Nam, đặc biệt là công nhân, những nhân viên bình thường sẽ chưa có sự ảnh hưởng lớn. Hơn nữa, chính các nước trong khu vực vẫn luôn trong tình trạng thiếu lao động phổ thông và nhiều người Việt Nam đã đi làm dưới dạng xuất khẩu lao động.

Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TPHCM, nhận định: “Có một nghịch lý là Việt Nam thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu nhân lực có tay nghề, trình độ cao. Khi ASEAN mở cửa thị trường lao động, người Việt Nam có rất nhiều cơ hội sang các nước khác làm việc. Tuy nhiên thách thức cũng sẽ lớn hơn khi doanh nghiệp các nước luôn đòi hỏi tay nghề, chuyên môn cao, thái độ lao động và kỹ năng làm việc tốt và phải biết ngoại ngữ”.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Anh đào cuối mùa khoe sắc tại thành phố Kanazawa, Nhật...

0
(SGTT) – Những ngày giữa tháng 4, thành phố Kanazawa – thủ phủ của tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đang bước vào những ngày cuối...

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Kết nối