Thứ Ba, Tháng Năm 14, 2024

Về Bến Tre nghe ‘mấy chuyện 1-0-2’

(SGTT) – Bảo tàng Bến Tre, Tòa Thánh Châu Minh Cao Đài Tiên Thiên, đền thờ ông Đạo Dừa… là những điểm đến hấp dẫn mà du khách có thể ghé thăm khi ghé thăm “xứ dừa” Bến Tre.

Với mong muốn giới thiệu đến du khách những điểm đến, trải nghiệm mới lạ ở  Bến Tre, Công ty TNHH Du lịch Lửa Việt, thành viên của chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn (do Tạp chí Kinh tế Sài Gòn tổ chức và vận hành) đã phối hợp cùng Tạp chí Nông thôn Việt tổ chức buổi tham quan “Bến Tre, mấy chuyện 1-0-2” vào ngày 26-7 vừa qua.

Đoàn tham quan, trải nghiệm “Bến Tre, mấy chuyện 102”
Đoàn tham quan, trải nghiệm “Bến Tre, mấy chuyện 1-0-2”

Điểm đến đầu tiên trong hành trình là bảo tàng Bến Tre, nằm trên địa bàn phường 3, thành phố Bến Tre. Nơi đây được xếp hạng là Di tích Lịch sử quốc gia vào năm 2015. Được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, bảo tàng Bến Tre là một trong số ít những công trình còn giữ lại được gần như nguyên vẹn kiến trúc cổ. Trước năm 1975, bảo tàng được sử dụng làm Dinh Tỉnh trưởng của chế độ cũ.  

Bảo tàng Bến Tre tọa lạc tại đường Hùng Vương, phường 3, thành phố Bến Tre. Ảnh Ngọc An

Bên trong khuôn viên bảo tàng còn xây dựng thêm ngôi nhà ba gian theo kiểu nhà Nam bộ từ gỗ cây dừa, đây là nơi thờ cúng và tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tá Phạm Ngọc Thảo. Ngoài ra bên trong ngôi nhà còn được trưng bày các hình ảnh, hiện vật liên quan đến cây dừa của người dân Bến Tre. 

Ngôi nhà ba gian được xây dựng theo kiểu dáng Nam bộ tại Bảo tàng Bến Tre. Ảnh: Ngọc An

Cũng tại Bảo tàng Bến Tre, đoàn tham quan được gặp gỡ và giao lưu với người “thổi hồn” cho cây dừa – Nghệ nhân dân gian Võ Văn Bá. Ông đã dùng thân cây dừa và các phế phẩm từ dừa như vỏ, gáo, mo để chế tác ra hàng trăm nhạc cụ dân gian truyền thống (bao gồm các loại đàn kìm, đàn bầu, ghi-ta mo nang, trống cơm, kèn lá…). Mỗi nhạc cụ được chế tác, cụ Bá đều muốn gửi gắm tình cảm và sự biết ơn đối cây dừa – loài cây đã nuôi dưỡng và chở che cho người dân Bến Tre. 

Nghệ nhân dân gian Võ Văn Bá đang sử dụng nhạc cụ tự chế tác từ gỗ dừa. Ảnh: Ngọc An
Bộ sưu tập nhạc cụ độc đáo làm từ dừa của Nghệ nhân dân gian Võ Văn Bá được trưng bày tại Bảo tàng Bến Tre. Ảnh: Ngọc An
Đoàn khách trải nghiệm “ăn bánh, uống trà, ngồi chiếu, nghe cải lương” tại Bảo tàng Bến Tre. Ảnh: Ngọc An

Rời thành phố Bến Tre, đoàn tiếp tục hành trình khám phá con người và vùng đất xứ dừa. Điểm dừng chân tiếp theo là Tòa thánh Châu Minh Cao Đài Tiên Thiên thuộc thị trấn Tiên Thủy, huyện Châu Thành. Đến đây, du khách sẽ được các chức sắc giới thiệu về đạo Cao Đài và hoạt động của Hội thánh Cao Đài Tiên Thiên. 

Tòa thánh Minh Châu Cao Đài Tiên Thiên, huyện Châu Thành, Bến Tre. Ảnh: Ngọc An
Đoàn tham quan nghe chức sắc giới thiệu về không gian bên trong tòa thánh. Ảnh Ngọc An
Đoàn khách tham quan thưởng thức bữa cơm chay tại Tòa thánh Minh Châu Cao Đài Tiên Thiên. Ảnh: Pham Tran

Trong chuyến “Bến Tre, mấy chuyện 1-0-2” này, tất cả các thành viên cũng có cơ hội đến viếng mộ và đền thờ ông Đạo Dừa (hay Đạo Vừa) Nguyễn Thành Nam tại xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành. Là một trong nhiều tôn giáo tồn tại ở miền Nam trước 1975, đạo Dừa chủ trương hòa đồng tôn giáo, đạo tổng hợp nhiều tôn giáo, đặc biệt là Phật giáo, Thiên Chúa giáo và đạo Cao Đài.

Đền thờ ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam, xã Phước Thạnh, huyện Châu Thành, Bến Tre. Ảnh: Ngọc An
Các thành viên trong đoàn viếng mộ ông Đạo Dừa Nguyễn Thành Nam. Ảnh: Ngọc An

Khép lại chuyến đi, đoàn đã đến thăm hỏi và gặp gỡ nhân vật lịch sử ông Lê Văn Thức (sinh năm 1941), nhân vật trong bức ảnh nổi tiếng “Mẹ con ngày gặp lại” được nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long chụp lại vào lúc 9:45, ngày 5-5-1975 tại bến Rạch Dừa, thành phố  Vũng Tàu sau ngày đất nước độc lập. Bức ảnh đã đi vào lịch sử khi ghi lại khoảnh khắc xúc động của người đang ôm người mẹ của mình là bà Trần Thị Bính sau 7 năm bị đọa đày ở nhà tù Côn Đảo.

Ông Lê Văn Thức (người cầm bức ảnh) giới thiệu bức ảnh “Mẹ con ngày gặp lại” với đoàn khách tham quan. Ảnh Ngọc An

Hành trình “Bến Tre, mấy chuyện 1-0-2” sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm mới lạ tại “xứ dừa”, nơi không chỉ nổi tiếng về tinh thần quật cường, “đồng khởi” từ trong chiến tranh mà còn có những điểm du lịch văn hóa riêng biệt, độc đáo.

Ngọc An

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngôi đình cổ hơn 2000 năm tuổi bên bờ sông Hồng...

0
(SGTT) - Nằm bên bờ sông Hồng, đình Chèm đã trải qua hơn 2000 năm lịch sử và được công nhận là di tích...

Sắp diễn ra lễ hội ánh sáng tại Thái Bình Lâu...

0
(SGTT) - Chương trình lễ hội ánh sáng do Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, Viện Pháp tại Việt Nam phối hợp cùng...

Thừa Thiên Huế có thêm di sản tư liệu thế giới

0
(SGTT) - Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế vừa được UNESCO vinh danh là di sản tư liệu...

Thăm bảo vật quốc gia ‘ông Đen, ông Đỏ’ ở Bình...

0
(SGTT) –  Hai tượng Hộ Pháp chùa Nhạn Sơn (thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) mà dân gian quen gọi là tượng "ông...

Di tích Bến tàu không số Lộ Diêu nhìn từ trên...

0
(SGTT) - Bến Lộ Diêu là một trong những điểm tiếp nhận vũ khí từ miền Bắc chi viện cho miền Nam bằng đường...

Khám phá nghề làm Hẩu của người Hoa ở Bình Dương

0
(SGTT) - Hẩu được xem là linh vật của người Hoa Phước Kiến ở Bình Dương. Theo dòng chảy thời gian, người Hoa Phước...

Kết nối