Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Đẩy mạnh đàm phán các FTA mới để thúc đẩy xuất khẩu

Cơ quan chức năng của Việt Nam đang tích cực đàm phán thêm các hiệp định thương mại tự do (FTA), chú trọng hơn tới một số thị trường mà từ trước đến nay Việt Nam chưa có khả năng thâm nhập sâu và mạnh.

Thuỷ hải sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu được hưởng lợi thế từ các FTA. Ảnh minh hoạ: Trung Chánh

Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI) nhận định, những hiệp định thương mại tự do (FTA) đang có giữa Việt Nam với các đối tác thị trường từ châu Âu, châu Mỹ như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (UKVFTA) hay Hiệp định thương mại Việt Nam – Chile, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA)… đang tiếp tục có tác động tích cực đối với thương mại, đầu tư; đặc biệt là xuất khẩu của Việt Nam, theo TTXVN đưa tin.

Tuy nhiên, trong bối cảnh, xung đột Nga – Ukraine còn chưa ngừng những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế toàn cầu, dẫn tới nguy cơ suy thoái kinh tế, lạm phát và lãi suất tăng kéo theo nhu cầu tiêu dùng giảm tại các quốc gia trên thế giới, trong đó có khu vực châu Âu-châu Mỹ, thì Việt Nam cần tích cực đàm phán các FTA để thúc đẩy xuất khẩu, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng khoảng 6% và tiếp tục duy trì xuất siêu trong thời gian tới.

Cũng theo TTXVN, trước mắt Việt Nam đang tiến tới gần hơn trong quá trình kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với Israel – tạo bước tiến quan trọng để có thể thâm nhập thị trường Trung Đông thông qua cửa ngõ Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Dự kiến FTA với Israel được ký kết trong năm nay để mở ra cơ hội hợp tác với khu vực Trung Đông đầy tiềm năng.

Cùng với đó, đẩy mạnh xuất khẩu sang một số thị trường ngách, thị trường tiềm năng như Bangladesh, Pakistan; đồng thời, coi các thị trường này là “bàn đạp” để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ với một sức mua lớn của hơn 1,4 tỉ dân…

Ngoài ra, thị trường châu Phi với thị phần nhập khẩu 600 tỉ đô la/năm nhưng Việt Nam cũng mới chỉ khai thác được 0,6%. Đây sẽ là đích nhắm tiếp theo để đàm phán ký kết hiệp định thương mại tự do của Việt Nam, theo TTXVN.

Bên cạnh đó, cũng cần gia tăng, đa dạng hóa những sản phẩm mũi nhọn trong xuất khẩu, đẩy mạnh trao đổi các nhóm hàng có lợi thế cạnh tranh, có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, chế biến sâu, các sản phẩm kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.

N.Tân

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Áp dụng mô hình nông lâm kết hợp hướng đến tiêu...

0
(SGTT) - Trong điều kiện biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng như hiện nay thì nông lâm kết hợp là một mô...

Sản lượng dự báo giảm, giá cà phê tiếp tục lập...

0
(SGTT) - Giá xuất khẩu bình quân tháng 10-2023 của Việt Nam tăng gần 41% so với cùng kỳ năm trước, bình quân 10...

Hai lô sầu riêng và ớt Việt Nam xuất sang Nhật...

0
(SGTT) - Hai lô hàng bị phía Nhật Bản buộc tiêu hủy là lô sầu riêng khoảng 1,4 tấn bị phát hiện tồn dư...

Dược liệu Việt Nam vẫn xuất khẩu phần lớn ở dạng...

0
(SGTT) - Dù có nhiều tiềm năng nhưng dược liệu mới chỉ mang về nguồn thu khiêm tốn cho Việt Nam. Một trong những...

Con đường cà phê Việt vào EU: cơ hội song hành...

0
Nông sản Việt Nam muốn ra thế giới phải có khả năng thích ứng tốt với những đòi hỏi đa dạng của thị trường...

Xuất khẩu rau quả tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm

0
(SGTT) - Xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khá cao từ đầu năm đến nay với mức 39% so...

Kết nối