Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

20 dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp được vận hành thương mại

(SGTT) – Tính đến cuối tháng 8 vừa qua, có 58 dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp thống nhất giá bán điện tạm đã được Bộ Công Thương phê duyệt. Trong số này, có 20 dự án với tổng công suất hơn 1.170 MW đã được công nhận ngày vận hành thương mại (COD).
Một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Phú Yên. Ảnh: TTXVN

TTXVN đưa tin, Bộ Công Thương vừa báo cáo Chính phủ về việc đàm phán giá điện các dự án điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, hiện cả nước có 85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Trong đó có 77 nhà máy, phần nhà máy điện gió với tổng công suất 4.185,4 MW và 8 nhà máy, phần nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 506,66 MW.

Cập nhật tiến độ đàm phán giá các dự án này, theo Bộ Công Thương, tính đến hết ngày 25-8, có 79/85 dự án chuyển tiếp với tổng công suất 4.449,86 MW (chiếm 94%) đã nộp hồ sơ đàm phán mua bán điện đến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Trong số này, có 68 dự án với tổng công suất 3.633,26 MW đã thỏa thuận giá với EVN.

Có 67 chủ đầu tư dự án đồng ý áp giá điện tạm thời (bằng 50% giá trần của khung giá theo Quyết định 21). Trong đó, 61 dự án đã thống nhất giá tạm và tạm trình lên Bộ Công Thương và có 58 dự án đã được phê duyệt. Trong số này, có 20 dự án (tổng công suất 1.171,72 MW) đã được công nhận ngày vận hành thương mại (COD).

Về thủ tục pháp lý, có 29/85 dự án chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, trong đó 20 dự án được cấp giấy phép toàn bộ dự án và 9 dự án được cấp giấy phép một phần dự án.

Ngoài ra, 11 dự án đã nộp hồ sơ và đang được Bộ Công Thương rà soát, kiểm tra để cấp giấy phép và 45 dự án chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.

EVN cho hay, nhiều dự án chuyển tiếp chưa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư của tỉnh (theo quy định của Luật Đầu tư) và chưa hoàn thành các thủ tục về đất đai, các yêu cầu khác về đầu tư xây dựng.

Các quy định này là những điều kiện để hợp đồng mua bán điện sửa đổi, bổ sung về việc áp dụng giá điện tạm thời giữa EVN và các dự án chuyển tiếp có hiệu lực. Vì vậy, hiện chỉ mới có 20 dự án chuyển tiếp đã được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm được công nhận ngày vận hành thương mại.

N.Tân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cần có cơ chế, chính sách mua bán điện mặt trời...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước 30-4, Bộ Công Thương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế,...

Kết quả thanh tra Quy hoạch điện VII: 54 dự án...

0
(SGTT) - Thanh tra Chính phủ xác định, tính đến cuối năm 2020, tổng công suất nguồn điện mặt trời nối lưới đã đầu...

Nguồn điện mặt trời và điện gió của Việt Nam chiếm...

0
(SGTT) - Trong nhiều năm qua, Việt Nam đóng vai trò như là động lực chính cho tăng trưởng năng lượng tái tạo ở...

Mỹ hồi sinh ngành công nghiệp năng lượng mặt trời bằng...

0
(SGTT) - Các hạn chế thương mại áp vào sản phẩm nước ngoài, kết hợp với các khoản tín dụng thuế hào phóng đã...

Từ điện mặt trời và xe điện, ‘đo’ sự sẵn sàng...

0
(SGTT) - Ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay được nhìn nhận là một chiến lược quốc gia. Tuy nhiên, nhìn lại...

Bộ Công Thương đề xuất khung giá phát điện mặt trời,...

0
Trong dự thảo thông tư đang được lấy ý kiến góp ý, Bộ Công Thương đề xuất, khung giá phát điện mặt trời, điện...

Kết nối