Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

20 dấu hiệu có thể nhiễm Omicron, có nhiều triệu chứng giống cảm lạnh

(SGTT) – Trong số 20 triệu chứng nhiễm Omicron, có các triệu chứng như hắt hơi, đau người và mệt mỏi… giống cảm lạnh. Mặc dù các triệu chứng này thường biểu hiện nhẹ, nhưng các chuyên gia kêu gọi mọi người nếu có bất cứ dấu hiệu nào nên xét nghiệm.
Trong các triệu chứng khi nhiễm biến thể Omicron, có nhiều triệu chứng giống cảm lạnh. Ảnh minh họa: Reuters

Tuổi trẻ Online đưa tin, vừa qua, dịch vụ y tế quốc gia (NHS) của Anh đã công bố 20 triệu chứng và dấu hiệu có thể cho thấy một người đã nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Bên cạnh 3 triệu chứng chính là sốt, ho nhiều, mất khứu giác hoặc vị giác, NHS còn liệt kê một số dấu hiệu ít phổ biến hơn ở người nhiễm Omicron. Các dấu hiệu này giống với cảm lạnh thông thường.

Các triệu chứng như hắt hơi, đau người và mệt mỏi thường nhẹ nhưng các chuyên gia kêu gọi mọi người có bất cứ triệu chứng nào như vậy nên xét nghiệm. Đau đầu và xổ mũi là các triệu chứng phổ biến nhưng có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo ít phổ biến hơn cần chú ý.

Cụ thể, 20 triệu chứng liên quan đến Omicron bao gồm đau đầu, sổ mũi, mệt mỏi, hắt xì hơi, đau họng, ho nhiều, khản giọng, lạnh hoặc rùng mình, sốt, chóng mặt, rối loạn chức năng nhận thức, giảm khả năng khứu giác, đau mắt, đau cơ bất thường, chán ăn, mất khứu giác, đau tức ngực, sưng huyết, cảm thấy suy sụp và một số triệu chứng khác.

Thận trọng khi dùng thuốc điều trị Covid-19 Molnupiravir

Bộ Y tế cho biết vừa qua, một số báo có đăng tải thông tin về việc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) “loại thuốc Molnupiravir khỏi danh mục thuốc điều trị Covid-19 do lo ngại tác dụng phụ”, thông tin được Sức khỏe và Đời sống cập nhật.

Một số báo có đăng tải thông tin về việc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR) “loại thuốc Molnupiravir khỏi danh mục thuốc điều trị Covid-19 do lo ngại tác dụng phụ”. Ảnh minh họạ: Shutterstock

Tuy nhiên, theo trang tin india.com giải thích rằng, theo lời TS Bhargava, Tổng Giám đốc của ICMR, đến nay ICMR vẫn chưa cập nhật thuốc Molnupiravir vào danh sách các thuốc điều trị Covid-19 do quan ngại về một số phản ứng phụ như đột biến gen, tổn hại đến cơ và xương có thể dẫn tới các nguy cơ cho việc mang thai và cho trẻ em, không phải ICMR loại Molnupiravir ra khỏi danh sách các thuốc điều trị Covid-19.

Tại Ấn Độ, tháng 12-2021, Cơ quan quản lý Dược Ấn Độ đã cấp phép sản xuất và lưu hành cho thuốc Molnupiravir cho một số nhà sản xuất của Ấn Độ và các thông tin về các phản ứng phụ nêu trên đã được ghi rõ trong giấy phép lưu hành.

Tuy nhiên, Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế cũng đã có một số lưu ý đến người dân khi sử dụng thuốc Molnupiravir

Về chỉ định: Molnupiravir được sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành dương tính với xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.

Về giới hạn sử dụng thuốc: Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu trứng dưới 5 ngày;  Molnupiravir không được sử dụng quá 5 ngày liên tiếp; Molnupiravir không được sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng COVID-19.

Về cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú,  Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Không cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, Molnupiravir không được phép sử dụng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn.

Đối với nam giới, Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng, mặc dù rủi ro được coi là thấp. Vì vậy, nam giới chỉ nên hoạt động tình dục bình thường ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Ngày 11-1, cả nước có 16.035 ca mắc Covid-19

Theo bản tin dịch Covid-19 của Bộ Y tế ngày 11-1, nước ta ghi nhận thêm 16.035 ca mắc Covid-19, trong đó có 16 ca nhập cảnh và 16.019 ca ghi nhận trong nước (tăng 1.236 ca so với ngày trước đó).

Bản tin dịch Covid-19 của Bộ Y tế ngày 11-1

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27-4 đến nay là 1.924.372 ca, trong đó có 1.594.139 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 31 ca mắc Covid-19 do biến chủng Omicron, đều là các ca được cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hà Nội (1), Quảng Nam (14), TPHCM (12), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Thanh Hóa (2).

Phùng My tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Covid-19: kết thúc tình trạng khẩn cấp nhưng vẫn tuân thủ...

0
Sau tuyên bố của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) về việc Covid-19 không còn là tình trạng y tế công cộng khẩn...

TPHCM: Hơn 90% ca nhập viện mắc bệnh nền, dự báo...

0
Trong kỳ nghỉ lễ vừa qua, số ca mắc Covid-19 nặng có chiều hướng tăng nhẹ, tập trung vào các đối tượng người lớn...

Biến thể phụ của Omicron lây lan nhanh nhưng không gây...

0
Trong ngày nghỉ lễ 2-5 vừa qua, theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận 4 ca tử vong do Covid-19...

Khẩu trang y tế ‘sốt giá ảo’

0
Trước thông tin số ca mắc Covid-19 tại TPHCM có xu hướng tăng, thị trường mua bán khẩu trang bắt đầu sôi động trở...

TPHCM tiêm vaccine Covid-19 xuyên lễ, sẵn sàng mở cửa Bệnh...

0
Ngày 25-4, Sở Y tế TPHCM công bố 59 điểm tiêm vaccine phòng Covid-19 trong suốt kỳ nghỉ lễ sắp tới. Các điểm tiêm...

TPHCM phát hiện nhiều biến thể phụ mới, số ca Covid-19...

0
Chiều ngày 23-4, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, các mẫu bệnh phẩm giám sát dịch tễ trong cộng đồng của...

Kết nối