Thứ năm, Tháng mười một 7, 2024

Xếp hạng 3 di tích quốc gia đặc biệt tại Hòa Bình, Bạc Liêu và Tiền Giang

Ngày 18-7, Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với ba di tích tại Hòa Bình, Bạc Liêu và Tiền Giang.

Cụ thể, ba di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đợt này gồm di tích khảo cổ hang xóm Trại và mái đá làng Vành ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình; di tích khảo cổ Vĩnh Hưng ở huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu và di tích lịch sử các địa điểm khởi nghĩa Trương Định tại thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông và huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.

Di tích khảo cổ hang xóm Trại và mái đá làng Vành

Ảnh: Cổng TTĐT Hòa Bình

Theo Cổng TTĐT Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, di tích hang xóm Trại được phát hiện năm 1975. Hang có niên đại khoảng 21.000 năm trước và đã được xếp hạng di tích khảo cổ học cấp quốc gia năm 2001. Qua nhiều lần thám sát và khai quật đã phát hiện khối tư liệu khổng lồ bao gồm vỏ nhuyễn thể, xương răng thú, di cốt người, gốm và đặc biệt là di vật đá với hàng ngàn hiện vật.

Di tích mái đá làng Vành được phát hiện, khai quật từ năm 1929 và được xếp hạng di tích khảo cổ cấp quốc gia năm 2004. Di tích còn giữ được nguyên trạng một phần tầng văn hóa gốc, trên vách mái đá còn lại khá nhiều lớp trầm tích của kỷ đệ tứ.

Di tích khảo cổ Vĩnh Hưng

Thông tin từ TTXTDL tỉnh Bạc Liêu, di tích khảo cổ Vĩnh Hưng cách trung tâm thành Bạc Liêu khoảng 20km, tọa lạc tại ấp Trung Hưng 1B, xã Vĩnh Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, được phát hiện vào năm 1911.

Ảnh: Trương Hoàng Hân

Tháp cổ Vĩnh Hưng được cho là một trong những kiến trúc của nền văn hóa Óc Eo còn sót lại ở vùng Tây Nam Bộ. Qua nhiều đợt khảo sát trong khu vực, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra nhiều mảnh gốm, nhiều tượng đồng, với những chứng tích có giá trị của một nền văn hóa lâu đời.

Di tích lịch sử các địa điểm khởi nghĩa Trương Định

Di tích lịch sử các địa điểm khởi nghĩa Trương Định là chuỗi địa điểm liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, bao gồm di tích "Đám lá tối trời" - bản doanh của nghĩa quân, di tích Ao Dinh - nơi Bình Tây Đại nguyên soái Trương Định hy sinh và đền thờ Trương Định.

Ảnh: Báo Ấp Bắc

Hiện, tỉnh Tiền Giang đã có chủ trương mở rộng khu di tích đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định, phục dựng di tích lịch sử “Đám lá tối trời” và các di tích liên quan để trở thành trung tâm sinh hoạt cộng đồng và tổ chức lễ hội ở các huyện phía Đông, góp phần phát triển du lịch của tỉnh.

Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Về An Giang khám phá nghề dệt thổ cẩm của đồng...

0
(SGTT) - Khi đến thăm làng Chăm ở xã Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, du khách không chỉ được khám...

Sau gần 3 năm trùng tu, điện Thái Hòa sắp đón...

0
(SGTT) - Sau gần 3 năm “đại trùng tu”, điện Thái Hòa - công trình có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn...

‘Chạm’ vào miền ký ức Hà Nội xưa

0
(SGTT) – Diễn ra từ ngày 5 đến 31-10 tại không gian Vườn âm nhạc của Nhà hát lớn Hà Nội, chương trình “Hà...

Về xứ Huế thăm di tích đình Văn Xá

0
(SGTT) – Đình Văn Xá tọa lạc tại phường Hương Văn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đình được xây dựng vào...

Văn hóa khăn rằn cần được quảng bá rộng hơn

0
(SGTT) – Sáng nay, 5-10, tại buổi giao lưu ra mắt sách “Văn hoá khăn rằn” ở nhà sách Phương Nam (thành phố Cần...

Thăm Sùng Nghiêm Diên Thánh, ngôi cổ tự ngàn năm ở...

0
(SGTT) - Tọa lạc tại làng Duy Tinh, xã Văn Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Sùng Nghiêm Diên Thánh là ngôi chùa...

Kết nối