Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Xe cấp cứu: Cần nhanh nhưng đừng chọn… đại!

Minh An –

Hiện nay, bên cạnh việc mở rộng mô hình cấp cứu ngoại viện của Nhà nước qua các trung tâm cấp cứu 115, mô hình xe cấp cứu tư nhân ngày càng xuất hiện nhiều, đáp ứng sự lựa chọn nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, đây là ngành kinh doanh có điều kiện, không phải nơi nào cũng được cung cấp dịch vụ này. Vì vậy, theo các chuyên gia y tế, người dân nên cẩn trọng khi chọn lựa loại xe, nơi cung cấp dịch vụ, để bệnh nhân hạn chế được rủi ro trên đường đến bệnh viện.

Thượng vàng, hạ cám đều có

xe-cap-cuuMô hình xe cấp cứu tư nhân ngày càng xuất hiện nhiều. Xe cấp cứu tại phòng khám Family Medical Practice.

Theo thống kê của ngành y tế, hiện TPHCM có khoảng hơn 200 xe cấp cứu chủ yếu được dùng để chuyển bệnh nhân giữa các bệnh viện.

Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, hệ thống cấp cứu của thành phố chưa đáp ứng được yêu cầu của người dân. Trong trường hợp người bị nạn cần sơ cấp cứu tại chỗ và cần vận chuyển đúng cách thì lại không dễ vì số xe ít, đến chậm. Nhiều người bị nạn phải dùng xe không đầy đủ phương tiện cấp cứu và an toàn nên có không ít trường hợp tử vong trên đường đi.

Một bác sĩ thường trực tại Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi đồng 1, TPHCM, cho biết xe cấp cứu chở bệnh nhân đến bệnh viện hiện đã có nhiều mô hình hơn trước, có loại xe cấp cứu cao cấp, đầy đủ trang thiết bị, có cả máy đo điện tim, đến điện thoại báo về cơ sở y tế, điều dưỡng và bác sĩ đi theo cùng bệnh nhân… Tuy nhiên, vẫn còn những xe cấp cứu “cà tàng”, chỉ có thêm một băng ca cho bệnh nhân nằm và một bình ô xy.

Bác sĩ Rafi Kot, người sáng lập Phòng khám Family Medical Practice Việt Nam, cho rằng một số xe cứu thương hiện nay chỉ là phương tiện vận chuyển bệnh nhân vì không được trang bị đầy đủ dụng cụ sơ, cấp cứu, không có dịch vụ khởi hành ngay khi nhận cuộc gọi và tư vấn sơ cấp cứu ban đầu trong quá trình xe cứu thương đến.

Theo ông Rafi Kot, việc đi đến với bệnh nhân bằng xe máy như một số bệnh viện hiện nay đang cung cấp tuy nhanh nhưng không có ý nghĩa. Vì xe máy không thể chở theo thiết bị và rất rủi ro với các trường hợp nguy cơ tử vong cao.

Ở TPHCM hiện có 44 bệnh viện tư đang hoạt động, mỗi bệnh viện có khoảng một đến hai xe cứu thương, bên cạnh đó nhiều phòng khám cũng mua xe cấp cứu để phục vụ mục đích khám chữa bệnh.

Ông Cao Xuân Minh, Giám đốc Phòng khám đa khoa Ngọc Minh tại TPHCM, cho biết ông vừa đầu tư một xe cấp cứu cho phòng khám. Theo ông Minh, khi đầu tư xe cứu thương chưa chắc đã có lời, nếu chỉ dùng xe làm dịch vụ vận chuyển cấp cứu, vì một xe cấp cứu có trị giá lên đến gần 800 triệu đồng. Việc đầu tư là nhằm mục đích tạo thuận lợi cho việc chuyển viện, và giúp phòng khám trở nên uy tín hơn trong mắt người bệnh.

So với các xe cứu thương ở các bệnh viện công hiện nay, nhiều phòng khám, bệnh viện tư đầu tư các loại xe cấp cứu quy mô và tiêu chuẩn cao hơn.

Như tại phòng khám Family Medical Practice (quận 1, TPHCM), xe cấp cứu được đầu tư khoảng 150.000 đô la Mỹ/xe (tương đương 3,3 tỉ đồng), với các trang bị như một phòng cấp cứu thu nhỏ và có nhiều tiện ích công nghệ để dễ dàng nắm biết tình trạng bệnh nhân.

Tuy nhiên, dịch vụ này được thiết kế cho thành viên có đăng ký gói dịch vụ cấp cứu với giá là 575.000 đồng/năm. Nếu không phải thành viên thì giá dịch vụ cho ban ngày là 1,84 triệu đồng một lần gọi và ban đêm là 4,14 triệu đồng/lần gọi, cao hơn nhiều so với xe cấp cứu thông thường.

 Thận trọng xe cứu thương “dù”

TS.BS. Lê Trường Giang, nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM, Chủ tịch Hội Y tế công cộng TPHCM, cho rằng khi ở các bệnh viện công chưa đủ số lượng xe, không phủ kín và thường trực địa bàn người dân sinh sống thì các phòng khám ở gần khu dân cư sẽ tiếp cận và sơ cứu bệnh nhân nhanh hơn.

Tuy nhiên, không phải đơn vị nào cũng được cung cấp dịch vụ này. Theo ông Giang, các dịch vụ vận chuyển cấp cứu ngoài bệnh viện là hoạt động kinh doanh có điều kiện, thực hiện theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21/01/2008 của Bộ Y tế quy định về quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc.

Công ty hoạt động phải có trụ sở. Các bác sĩ và cán bộ y tế vận chuyển trên xe phải có giấy phép hành nghề. Mỗi xe cứu thương vận chuyển người bệnh phải có một bác sĩ, một điều dưỡng và một lái xe. Khi chuyển viện, các bác sĩ ở phòng khám phải giải thích các trường hợp có thể xảy ra như tình trạng sức khỏe bệnh nhân tốt hay xấu, có khả năng tử vong giữa đường hay không…

Do đó, cơ quan chức năng cần phải rà soát điều kiện cấp giấy phép hoạt động của từng xe, từng đơn vị nhằm hạn chế tối đa hiện tượng xe cứu thương “dù”, xe không đủ tiêu chuẩn cấp cứu, để đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Đồng thời, theo bác sĩ Giang, người bệnh cũng không nên chọn xe cấp cứu mà không biết rõ thuộc cơ sở y tế nào, cũng như các loại xe có trang bị quá sơ sài, nhất là trong trường hợp bệnh nhân bệnh nặng, có nguy cơ tử vong cao.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có 5 trạm dừng...

0
(SGTT) - Gần 400km cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã được bố trí 5 trạm dừng nghỉ tạm. Các...

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Kết nối