Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

Việt Nam không còn đánh số thứ tự F0

(SGTT) – Số ca Covid-19 mới liên tục tăng cao những ngày gần đây, ngày 3-3 với gần 119.000 ca là cao nhất từ trước đến nay. Trước đây, các ca mắc gửi lên Hệ thống quản lý ca bệnh Covid-19 quốc gia đều có đánh số, hơn 100.000/ngày có nên đánh số thứ tự?

Theo Tuổi trẻ Online, trước đây, với số mắc ít ỏi như trước đợt dịch thứ 4, mỗi ca mắc đều có kèm theo mã số bệnh nhân, tiền sử đi lại, tiếp xúc… Những ca bệnh này có rất nhiều người biết như bệnh nhân mã số 17, 19, 21, bệnh nhân 91 phi công người Anh…

Tuy nhiên, với số mắc hằng ngày trong đợt dịch thứ 4, đặc biệt là những ngày gần đây đều rất cao, hàng trăm ngàn ca/ngày thì việc đánh số thứ tự từng ca có còn được thực hiện?

Thông tin từ Bộ Y tế cho hay khi thực hiện chiến lược “zero Covid” trước đây, việc đánh số thứ tự là rất cần thiết cho hoạt động truy vết, tìm kiếm người tiếp xúc gần với người mắc để thực hiện các biện pháp ngăn chặn nguồn lây.

Hiện nay thực hiện thích ứng an toàn với dịch và quản lý rủi ro, số lượng ca nhiễm là 1 trong 8 chỉ số đánh giá cấp độ dịch. Khi công bố cấp độ dịch, yếu tố số lượng ca nhiễm là chỉ số cần thiết, nhưng là thống kê số lượng và không còn đánh số thứ tự F0.

Tiến tới bình thường hoá với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu

Theo Kinh tế Sài Gòn Online, Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu. Yêu cầu này được Thủ tướng nêu tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2021 vào ngày 3-3.

Ông cũng giao Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh. Đồng thời phải nghiên cứu, đánh giá tình trạng kháng thể bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 trên phạm vi cả nước, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả nhằm tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.

Dự báo dịch Covid-19 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các quốc gia cũng nhận định chưa thể kiểm soát được Covid-19 trước năm 2023, đặc biệt là biến chủng mới Omicron và các biến chủng khác tiềm ẩn nhiều nguy cơ chưa lường trước được.

Với chương trình phòng chống dịch Covid-19, Thủ tướng giao Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục chỉ đạo hoàn thiện dự thảo chương trình, bảo đảm sát tình hình để sớm trình ban hành trong tuần này.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã giao Bộ Y tế đánh giá chính xác tình hình dịch bệnh, tham khảo kinh nghiệm quốc tế để có biện pháp phù hợp, hiệu quả để tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu.
Chiều 4-3: Đã tiêm trên 196,3 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19

Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 đến 14:00 ngày 4-3, cả nước đã tiêm hơn 196,3 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19, trong đó ngày 3-3, cả nước tiêm 647.273 liều vắc-xin.

Số vắc-xin phòng Covid-19 đã tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 178.871.881 liều. Cụ thể mũi 1 là 70.780.325 liều; mũi 2 là 67.485.548 liều; mũi 3 là 1.444.843 liều; mũi bổ sung là 14.055.038 liều và mũi nhắc lại lsà 25.106.127 liều.

Đến nay, 62/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 vắc-xin phòng Covid-19 trên 90%; Chỉ còn duy nhất 1/63 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bao phủ mũi 2 dưới 90%.

Số trẻ nhập viện vì Covid-19 tăng mạnh

Theo Tiền Phong, BS. Nguyễn Thành Lê, Phó Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho biết những ngày gần đây, số trẻ mắc Covid-19 nhập viện tăng đột biến. Nếu như trước đây chỉ lẻ tẻ vài ca là trẻ em phải nhập viện, thì đợt này, số lượng bệnh nhi tăng nhanh từng ngày; có những ngày cao điểm có tới hơn 20 bệnh nhi được chuyển vào khoa để điều trị.

 Các bệnh nhi đến đây hầu như thuộc phân tầng 2, đã cần sự can thiệp của y tế. Đa số trẻ mắc Covid-19 phải nhập viện có triệu chứng như: sốt cao liên tục, li bì, bỏ ăn, bỏ bú, co giật, một số trẻ suy hô hấp…

TS. Cao Việt Tùng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, cho rằng phần lớn trẻ em khi mắc Covid-19 diễn biến lành tính, sốt 2-3 ngày đầu kèm các triệu chứng ho, ngứa họng, sổ mũi… Phụ huynh cần theo dõi nhiệt độ, cho ăn đủ, bồi phụ các vitamin, bảo đảm vệ sinh… cách ly phòng thoáng mát và tuân thủ 5K. Kháng sinh không có chỉ định dùng trong giai đoạn này.

“Chúng tôi khuyến cáo nên sử dụng thuốc theo hướng dẫn của các bác sĩ, các trường hợp uống thuốc sai chỉ định có thể chưa biểu hiện ngay mà một thời gian sau mới thấy có hại cho cơ thể”, TS Tùng nói.

Minh Thảo tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối