Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Vất vả như nghề giao hàng nhanh

Vĩnh Thụy –

Thương mại điện tử bùng nổ ở Trung Quốc, nhưng người giao hàng lại phải chấp nhận làm việc vất vả trong khi chỉ được hưởng tiền công rất thấp.

china

Người giao hàng tập kết các kiện hàng trước đi giao.

Thương mại điện tử Trung Quốc được xây dựng “trên lưng” người giao hàng, tiếng Trung Quốc phát âm là “kuaidi” tức giao hàng cấp tốc. Họ dùng xe gắn máy hoặc xe điện ba bánh đi giao hàng. Trên toàn Trung Quốc, thị trường giao hàng lớn nhất thế giới, một người giao hàng có thể gọi điện thoại hoặc hét qua cửa “kuaidi!” để báo kiện hàng đã đến nhà người mua.

Tờ New York Times dẫn lại một cuộc thăm dò ở Trung Quốc cho thấy, có 1,2 triệu người giao hàng trên toàn quốc, chủ yếu là người không có nghề nghiệp chuyên môn, bị trả công thấp và làm việc rất cực. Các chuyên gia pháp lý nói gần 1/3 số người lao động này phải làm việc hơn 12 giờ/ngày và suốt 7 ngày.

Còn theo khảo sát trên 40.000 người giao hàng của Đại học Giao thông Bắc Kinh và bộ phận nghiên cứu-hậu cần của Alibaba, đa số kuaidi phải làm việc hơn 8 giờ/ngày trong mỗi ngày của tuần lễ. Nhiều người làm việc theo các bản thỏa thuận vốn có thể là không hưởng lương làm thêm giờ, hoặc chủ lao động không đóng bảo hiểm y tế cho họ và không cho hưởng trợ cấp.

Người giao hàng cũng phải phàn nàn về chuyện bị phạt, bị trừ tiền công. Một số công ty giao hàng phạt họ nếu đến 14 giờ chiều, họ không giao hết số kiện hàng cần giao trong buổi sáng. Việc ghi hóa đơn không rõ ràng, kiện hàng bị hư hỏng hoặc khách hàng phàn nàn cũng khiến người giao hàng bị phạt, có thể là bị trừ hết một tuần tiền công.

Zhang Heng, một cựu công nhân ngành than 28 tuổi người Sơn Tây, đến Bắc Kinh làm kuaidi để có tiền xây một căn nhà (một tiêu chuẩn ở vùng quê để lấy được vợ) nên có khi anh phải xông thẳng vào một phòng khám bệnh khiến bác sĩ và bệnh nhân bị bất ngờ, chỉ để giao hàng. Anh làm vậy vì không có cả thời gian gõ cửa. “Tôi phải trao kiện hàng đến tận tay người mua, nếu không muốn bị phạt. Tôi phải làm thật siêng năng để khỏi phải tiếc. Tôi gần 30 tuổi rồi mà vẫn chưa có vợ”, anh nói.

Đa số kuaidi kiếm được số tiền công khoảng 300-600 đô la Mỹ/tháng, theo kết quả cuộc khảo sát của Đại học Giao thông Bắc Kinh. Đó là khoản tiền tương đương lương tháng mà các xí nghiệp trả cho người lao động nhập cư. Người giao hàng có thể giao 150 kiện hàng trong một ngày làm việc, thường được hưởng 15% tiền công mỗi kiện hàng giao đến tay khách mua.

Ban đầu, công việc này thu hút nhiều người, khi lĩnh vực thương mại điện tử bùng nổ. Nhưng rồi tiền công mỗi kiện hàng bị giảm nhiều trong vài năm qua do sự cạnh tranh tăng cao, và thêm nhiều người nhảy vào thị trường này. Có khoảng 40% người giao hàng bỏ việc chỉ sau 3 tháng.

Lu Yong, 29 tuổi người Hồ Nam từng làm nhân công lắp ráp linh kiện điện tử trước khi làm kuaidi cho công ty giao hàng ZTO Express ở Bắc Kinh, nói tiền công tháng 11-2016 của anh bị giảm, cho thấy anh đã giao 4.291 kiện hàng nhưng chỉ được hưởng 382 đô la, sau khi bị trừ tiền cùng những khoản chi phí gồm mua đồng phục. Bên cạnh đó, anh còn phải trả tiền sửa xe điện mang logo của ZTO, gồm thay bánh mới, thay pin và thay phanh thắng. Vấn đề là anh cũng chưa hề được ký hợp đồng lao động.

Li Pengbo 21 tuổi, người Hồ Nam là kuaidi cho Best Express, một công ty giao hàng lớn mà Alibaba có cổ phần. Li cho biết anh kiếm được 2.000 đô la/tháng. Suốt sáu ngày tết vừa rồi ở Trung Quốc, anh chẳng hề nghỉ ngày nào, và suốt năm 2016, anh làm việc từ 6 giờ 30 đến 23 giờ mỗi ngày.

Theo New York Times, cuối tháng 1-2017, Trung Quốc đang hy vọng chuyển đổi khỏi lĩnh vực sản xuất, tìm cách xây dựng một nền kinh tế dựa trên dịch vụ cho giới văn phòng như kế toán, luật sư và các nghề khác. Nhưng đối với người lao động nhập cư chỉ được trả lương thấp, lao động dịch vụ có nghĩa điều kiện lao động hoàn toàn khác với điều kiện lao động ở các xí nghiệp, nơi mà sự giám sát lao động lỏng lẻo thường dẫn đến sự lao động kéo dài và điều kiện an toàn lao động không bảo đảm.

Các kuaidi khác làm cho một nhóm các công ty giao hàng đang thống trị lĩnh vực giao hàng nhân danh các nhà bán lẻ qua mạng như Alibaba. Các công ty này điều hành một mạng lưới giao hàng toàn quốc, nhưng lại dựa vào những công ty nhỏ hơn ở công đoạn cuối. Và mối quan hệ này có thể trở nên chồng chéo. Các công ty nhỏ hơn-là những đơn vị nhượng quyền của những công ty giao hàng lớn-thuê các tài xế làm nhân viên giao hàng, và các tài xế này cũng có thể giao – công việc cho các tài xế khác.

Theo Giáo sư Jin Yingjie chuyên về luật lao động ở trường Đại học Khoa học chính trị và pháp luật Trung Quốc Các chuyên gia nói cách làm việc này thường dẫn đến chuyện người giao hàng xưng rằng là người của một công ty giao hàng lớn, nhưng họ lại không được hưởng bồi thường hoặc bảo hiểm trong trường hợp bị tai nạn. “Các công ty giao hàng nên làm việc để ngành này tuân thủ luật lao động”, bà nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Hợp tác chiến lược ‘song kiếm hợp bích’: KDI Holdings và...

0
Ngày 22-4-2024, thành phố Nha Trang sôi động hơn bao giờ hết khi chứng kiến sự kiện ký kết hợp tác phân phối chiến...

Kết nối