Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Từ 15-8, dán nhãn phân loại chương trình truyền hình giải trí, thể thao nguy hiểm

Theo Trung tâm thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), từ ngày 15-8, các chương trình truyền hình giải trí, thể thao có tính nguy hiểm, đối kháng hoặc có tính bạo lực đều phải được phân loại và dán nhãn cảnh báo về mức độ.
Từ ngày 15-8, những chương trình truyền hình giải trí, thể thao có tính nguy hiểm, bạo lực thì sẽ được phân loại và dán nhãn cảnh báo theo mức độ, góp phần tạo ra các chương trình phù hợp với từng lứa tuổi. Ảnh minh họa: T.Đào

TTXVN đưa tin, có 7 tiêu chí phân loại gồm chủ đề, nội dung; bạo lực; khỏa thân, tình dục; ma túy, các chất kích thích, gây nghiện; kinh dị; hình ảnh, âm thanh, ngôn ngữ thô tục; hành vi nguy hiểm, dễ bắt chước.

Đồng thời, có 6 mức phân loại chương trình như sau:

Loại P, chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem ở mọi độ tuổi.

Loại K, chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ, người giám hộ.

Loại T13, chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 13 tuổi trở lên.

Loại T16, chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 16 tuổi trở lên.

Loại T18, chương trình được phép phổ biến đến người nghe, xem từ đủ 18 tuổi trở lên.

Loại C, chương trình không được phép phổ biến.

Về nguyên tắc cảnh báo, đơn vị chức năng cần tiến hành phân loại mức độ cảnh báo đối với các chương trình có mức phân loại từ loại K đến loại T18; các chương trình giải trí là các chương trình truyền hình thực tế, biểu diễn nghệ thuật, các chương trình truyền hình có nội dung thi tài, biểu diễn về những hành động mạo hiểm, nguy hiểm, có nguy cơ gây thương tích; các chương trình truyền hình giả tưởng, dàn dựng lại từ vụ việc có thật thực tế; các chương trình thể thao về các bộ môn thể thao mạo hiểm, thể thao đối kháng, võ thuật, các chương trình thể thao có tính bạo lực, nguy hiểm.

Như vậy, các quy định này tạo điều kiện pháp lý cho các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình; kiểm soát được nội dung nhưng không làm ảnh hưởng đến giáo dục, thị hiếu, thẩm mỹ của khán, thính giả và phù hợp với tâm sinh lý của từng lứa tuổi; hạn chế được những tác động tiêu cực mà nội dung chương trình có thể gây ra cho xã hội và người nghe, người xem.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

TPHCM: Lịch giải trí điện ảnh, âm nhạc, kịch nói cho...

0
Trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5 năm nay, người dân tại TPHCM có thể dành thời gian đi xem phim, biểu diễn âm...

Show giải trí truyền hình tăng nhiệt nhờ nền tảng số

0
(SGTT) - Nhờ hoạt động truyền thông, quảng bá trên các nền tảng số, giờ đây các chương trình truyền hình giải trí, gameshow...

Cách xem bóng đá kênh K+ miễn phí trên Smart tivi

0
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn 2 cách để xem bóng đá kênh K+ miễn phí trên Smart tivi.  ...

Jack – J97 nhận được lời mời đến thăm 1 CLB...

0
Vừa qua, cộng đồng mạng bất ngờ trước sự kiện Jack có chuyến tham quan, giao lưu với CLB Aston Villa. ‘Hành trình xuân’...

Đưa chất điện ảnh vào phim video thu phí, mở ra...

0
(SGTT) - Phim truyện sản xuất theo loạt (series) với chất lượng cao trình chiếu trên các nền tảng VOD (Video On Demand) đang...

Gameshow nội ngoại sôi nổi hút khán giả qua sóng truyền...

0
(SGTT) - Bên cạnh việc phát sóng trên các nền tảng trực tuyến, các chương trình truyền hình thực tế, gameshow phiên bản mới...

Kết nối