Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Trúng thầu nhưng vẫn lo

TRUNG CHÁNH –

Việt Nam vừa giành được hợp đồng bán 150.000 tấn gạo (25% tấm) cho Philippines. Thế nhưng, những người trong ngành vẫn lo về khả năng xuất khẩu gạo trong thời gian tới. Nếu điều này diễn ra như dự báo thì việc tiêu thụ lúa thu đông 2016 nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn.

Không như kỳ vọng

gaoNông dân đồng bằng sông Cửu Long đang thu hoạch lúa.

Sau khi bác toàn bộ mức giá chào thầu của Việt Nam và Thái Lan trong phiên mở thầu đầu tiên vào sáng ngày 31-8-2016 vừa qua, Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) đã mở thầu lại lần thứ hai ngay trong ngày hôm đó, và Việt Nam đã trúng thầu cung cấp 150.000 tấn gạo cho quốc gia này.

Trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị ngay sau khi phiên thầu kết thúc, ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), cho biết Việt Nam trúng thầu cung cấp gạo cho Philippines với giá 424,85 đô la Mỹ/tấn (giá giao tại kho của Philippines), còn Thái Lan trúng gói thầu 100.000 tấn cũng với mức giá và điều kiện giao hàng tương tự như Việt Nam.

Với việc Việt Nam trúng thầu lần này được kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình xuất khẩu gạo trong nước vốn đã rất khó khăn kể từ quí 2-2016 đến nay. Thế nhưng, những người trong cuộc cho biết khi căn cứ vào một số yếu tố từ trong nước, thì kết quả phiên thầu lần này rất khó có khả năng giúp Việt Nam thoát khỏi tình trạng xuất khẩu khó khăn.

Một nguồn tin giấu tên cho biết tính đến thời điểm cuối tháng 7-2016, tổng lượng gạo còn tồn kho của các doanh nghiệp khoảng 1,5 triệu tấn, tăng khoảng 250.000 tấn so với mức tồn kho được ghi nhận cách đó một tháng và cao hơn cùng kỳ năm ngoái khoảng 500.000-600.000 tấn. Vị này lý giải, sở dĩ mức tồn kho tăng cao là do xuất khẩu sụt giảm. Ngay từ những tháng đầu năm 2016 đã xuất hiện tình trạng đầu cơ, đẩy mạnh gom hàng của doanh nghiệp với kỳ vọng xuất khẩu sẽ “bứt phá” nhờ vào những thị trường truyền thống là Philippines, Indonesia và cả thị trường thương mại lớn là Trung Quốc.

Tuy nhiên, ông Phạm Thanh Thọ, Phó giám đốc ngành lương thực của Tập đoàn Lộc Trời, cho biết trên thực tế, nếu lấy lượng mời thầu 250.000 tấn (trúng thầu được 150.000 tấn) so với lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp hiện nay thì rõ ràng không “thấm” vào đâu. “Đầu năm dự đoán ít ra cũng (trúng) được 500.000 đến 1 triệu tấn, nhưng với lượng mời thầu như trên thì không như kỳ vọng của doanh nghiệp. Số lượng đó quá ít so với lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp”, ông cho biết.

Theo ông Thọ, một thị trường khác có tác động không nhỏ đến xuất khẩu gạo Việt Nam là Trung Quốc thời gian gần đây đã “ngưng ăn”. “Gần đây, các doanh nghiệp Trung Quốc qua đây (Việt Nam) để nhập khẩu các mặt hàng như nếp và tấm nếp, chứ các loại gạo thơm, gạo trắng hạt dài người ta (Trung Quốc) chuyển qua mua ở thị trường Pakistan, nơi có giá cạnh tranh hơn. Đó là chưa kể đến xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc hiện cũng bế tắc”, ông Thọ cho biết.

Những người trong ngành cho rằng, với tình hình đầu ra khó khăn ở thị trường thương mại lớn (chiếm hơn 30% thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam) là Trung Quốc, việc xuất khẩu gạo không như kỳ vọng, mặc dù đã trúng thầu xuất vào thị trường truyền thống là Philippines. Với những doanh nghiệp trong nước đã gom hàng đầu cơ số lượng lớn trước đó, việc tìm đầu ra cho sản phẩm là điều không dễ dàng. Điều này được dự báo sẽ tạo ra không ít áp lực cho việc tiêu thụ lúa thu đông 2016 tới.

[box type=”download”] Theo thống kê của Bộ NN&PTNT, tám tháng đầu năm 2016, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 3,37 triệu tấn, thu về khoảng 1,51 tỉ đô la Mỹ, giảm 16,6% về khối lượng và 13,1% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.[/box]

Lo giá lúa giảm

Ông Thọ của Lộc Trời cho biết vì đầu ra chưa được “khơi thông”, nhiều khả năng từ tháng 9 đến cuối năm 2016 chuyện giải ngân vốn của ngân hàng sẽ bắt đầu bị “siết” chặt lại. “Các doanh nghiệp không bán được gạo nên không thể quay vòng vốn. Trong khi đó, tài chính từ ngân hàng “rót” xuống bị giới hạn, nên doanh nghiệp trong nước mua theo kiểu đầu cơ giống nhu hồi đầu năm nay sẽ giảm nhiều, dẫn đến tình trạng giảm giá. “Dự đoán cá nhân tôi là giá lúa vụ thu đông năm nay có thể xuống thấp nhất trong 2-3 năm trở lại đây”, ông Thọ Dự báo.

Tại hội nghị “Sơ kết sản xuất vụ hè thu 2016 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ thu đông, mùa 2016 tại Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long” được tổ chức tại An Giang hồi cuối tháng 6 vừa qua, ông Lê Quốc Doanh, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo mở rộng tối đa diện tích lúa thu đông 2016 nhằm bù phần sản lượng sụt giảm do tác động của hạn, mặn. Trước đề xuất của Bộ NN&PTNT, ông Lâm Quang Thi, Phó chủ tịch UBND tỉnh An Giang cũng tuyên bố vụ thu đông 2016 địa phương sẽ sản xuất đạt 100% kế hoạch.

Nhiều người băn khoăn, với những khó khăn trong việc xuất khẩu gạo và nhiều khả năng giá lúa vụ thu đông sẽ giảm mạnh, những người nông dân trồng lúa sẽ ra sao?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có 5 trạm dừng...

0
(SGTT) - Gần 400km cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã được bố trí 5 trạm dừng nghỉ tạm. Các...

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Kết nối