Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Tìm thế cạnh tranh thay vì kêu ca

Chí Thịnh-

Nhiều người cho rằng nếu chỉ làm ứng dụng gọi xe trực tuyến để cạnh tranh với Uber, Grab thì taxi truyền thống như đang “húc đầu vào đá”. Điều mà các hãng taxi truyền thống cần làm lúc này là tìm ra sở trường của mình để cạnh tranh, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm giá cước.

Taxi truyền thống bất lực?

Hình ảnh những chiếc taxi Vinasun dán khẩu hiệu phản đối Uber, Grab (“Đề nghị dừng thí điểm Grab và Uber vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh” và “Yêu cầu Uber và Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam”) chạy trên nhiều tuyến đường tại TPHCM phần nào đã chứng minh sự bất lực của một số hãng taxi truyền thống. Nhiều người cho rằng, có vẻ như các hãng taxi đã “hết bài” để cạnh tranh với hai đối thủ mới này nên chỉ còn cách kêu lên để mọi người biết việc taxi truyền thống đang bị đối xử bất công.

Theo nhận định từ một chuyên gia truyền thông thương hiệu, cách làm của Vinasun hoàn toàn bất lợi, có khi lại vô tình quảng cáo không công cho Grab và Uber. Thay vì phản đối các đối thủ, Vinasun hoàn toàn có thể đưa khẩu hiệu quảng cáo về thế mạnh của mình (so với Uber, Grab), chẳng hạn như: Dù trời mưa taxi vẫn không tăng giá.

Chẳng hạn tại Hà Nội, hãng Victory taxi đã chọn cách thức giảm giá cước, dùng chính ưu thế của taxi truyền thống để cạnh tranh với Uber, Grab. Hãng này đã đưa ra mức cước 7.500 đồng/km, chấp nhận giảm tới 31,8% so với mức cước cũ để thu hút khách hàng.

Theo đánh giá chung từ một số hãng taxi ở Hà Nội, hiệu suất có khách của các hãng taxi truyền thống ở khu vực nội đô thường vào khoảng 50%, thấp hơn nhiều so với Uber và Grab (có lúc lên tới 90%). Do xe chạy rỗng nhiều nên hiệu suất kinh doanh không cao, dẫn tới việc một số tài xế phải bỏ cuộc, chuyển qua làm tài xế Uber, Grab. Do vậy, nếu các hãng taxi chấp nhận giảm giá cước sẽ thu hút khách hàng, thay vì phải để xe chạy rỗng ngoài đường.

Đại diện hãng Victory cho biết, khi xây dựng giá cước 7.500 đồng/km trong khung giờ thấp điểm, hãng này kỳ vọng sẽ đạt hiệu suất xe có khách khoảng 75-80% theo chuẩn quốc tế. Khi đó, cùng một quãng đường di chuyển, dù giá thấp hơn các hãng taxi khác nhưng do được bù lại bởi hiệu suất cao (tỷ lệ có khách), doanh thu của Victory sẽ vẫn ngang bằng với các hãng taxi khác có mức giá 11.000 đồng/km.

Mặc dù cũng đã có hãng taxi ở Hà Nội đã giảm giá cước xuống 10.000 đồng/km cho đội xe riêng, nhưng số lượng xe lại chưa nhiều nên gọi xe không dễ. Dường như các hãng taxi ở Hà Nội và TPHCM vẫn đang tiếc nuối mức doanh thu có được từ khung giá cước cũ (đều cao hơn Uber, Grab) nên khó lòng có được giải pháp cạnh tranh đột phá.

Theo nhận định từ một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành vận tải hành khách, hầu hết các hãng taxi truyền thống đều chọn nguyên tắc chung khi xây dựng giá cước là “đi càng xa, giá càng rẻ”. Do đó, mức cước quảng đường ngắn (dưới 30 km) sẽ cao hơn so với quảng đường dài (từ 31 km trở lên). Trong khi các hãng taxi nước ngoài yêu cầu tỷ lệ có khách ở mức cao (lên tới 80%) và sẽ ưu tiên cho các chuyến đi ngắn. Còn đối với khách hàng yêu cầu đi xa, ra khỏi khu vực nội đô, các hãng taxi sẽ nâng giá để bù lại hiệu suất có khách bị giảm.

 taxi2Một xe taxi của Vinasun dán decal với nội dung “Yêu cầu Uber và Grab tuân thủ pháp luật Việt Nam” tại TPHCM sáng ngày 9-10. Ảnh: Bình Nguyên

Cạnh tranh bằng sở trường

Bà Trần Thị Thu Trang, đại diện hãng Victory taxi, cho biết hãng đã chọn con đường khác, khai thác sở trường của mình, nâng cấp bảng hiệu taxi bằng bảng đèn led điện tử, thống nhất màu xe mới là màu vàng, thiết kế lại bộ nhận diện thương hiệu từ cảm hứng của taxi NewYork (màu vàng). Đồng thời, Victory taxi cũng tiến hành giảm giá cước tối đa trong giờ thấp điểm, áp dụng giá cước linh hoạt để tối ưu hệ thống vận hành taxi, tăng cơ hội kiếm khách cho tài xế.

Hiện tại, nhiều hãng taxi ở TPHCM và Hà Nội lao vào cuộc chơi tốn kém, đầu tư phát triển ứng dụng di động gọi xe trực tuyến giống như Uber, Grab. Tính đến tháng 10-2017, đã có tám công ty kinh doanh taxi tham gia Đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử (như GrabCar), còn số lượng hãng taxi triển khai ứng dụng gọi xe (chưa vào danh sách thí điểm xe hợp đồng điện tử) thì còn nhiều hơn.

Mỗi đơn vị sẽ có cách thức triển khai, vốn đầu tư, hình thức gọi xe khác nhau, nhưng tựu trung lại ứng dụng gọi xe của các hãng taxi vẫn chưa thể thu hút sự quan tâm người tiêu dùng. Xét về mức độ mượt mà, sự thông minh, xác định vị trí (qua định vị GPS) của ứng dụng gọi xe nội địa cũng chưa thể sánh bằng, thậm chí có ứng dụng khi người tiêu dùng gọi xe lại không có xe tới đón.

Hiện nay, Vinasun taxi cũng đầu tư nhiều cho ứng dụng gọi xe Vinasun, phát triển dòng xe riêng V.Car (không bảng hiệu taxi), mở ứng dụng Vinasun ở nhiều tỉnh thành… nhưng giá cước không thay đổi. Nói cách khác, phát triển ứng dụng gọi xe là việc phải làm, song vấn đề cốt lõi (chất lượng dịch vu, giá cước…) lại không có sự thay đổi đột phá nên người tiêu dùng không mấy quan tâm.

Trong khi đó, ngoài việc ứng dụng công nghệ gọi xe qua điện thoại thông minh, Uber và Grab còn dùng ưu thế tài chính của mình liên tục khuyến mãi để người tiêu dùng quen với việc gọi xe qua ứng dụng di động, đồng thời đưa ra giá cước thấp để thu hút khách hàng… Đó là chưa kể tới việc hỗ trợ chi phí (gọi là thưởng) cho tài xế/chủ xe chạy Uber/Grab để họ chịu khó chạy những quãng đường ngắn khoảng 1-2 km mà taxi truyền thống thường chê, không chở khách.

Có thể nói, việc áp dụng công nghệ gọi xe trực tuyến của các hãng taxi về cơ bản chưa có sự thay đổi thực sự, chủ yếu dùng kênh gọi xe qua internet thay thế cho cách thức gọi xe qua tổng đài. Như vậy là chưa đủ sức thu hút khách hàng chuyển qua dùng taxi thay cho Uber, Grab. Muốn có đông khách, xe cần phải đẹp và sạch hơn, giá cước thấp và linh hoạt so với taxi, tài xế nhiệt tình…

Nếu các hãng taxi truyền thống làm được những điều kể trên, khả năng thành công của họ sẽ cao hơn và có thể cạnh tranh với Uber và Grab. Còn như hiện nay, “nhà nhà ứng dụng công nghệ” để ra mắt ứng dụng gọi xe trực tuyến… sẽ không ảnh hưởng mảy may tới Uber, Grab.

[box] Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí 2-2017, tổng số nhân viên của Mai Linh chỉ còn 23.896 người, giảm gần 6.000 người so với thời điểm cuối năm 2016.

Hãng Vinasun taxi trong báo cáo tài chính quí 2-2017 cũng ghi nhận lao động tại Công ty cổ phần Ánh Dương (sở hữu Vinasun taxi) sụt giảm 8.000 người.

Doanh thu từ taxi cũng như lợi nhuận hàng năm của các hãng taxi lớn như Vinasun và Mai Linh trong thời gian qua đều bị ảnh hưởng bởi hoạt động của mô hình gọi xe qua điện thoại từ Uber và Grab. [/box]

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Nhà nước có cần giải cứu các dự án BOT giao...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại tám dự án BOT giao...

Trải nghiệm trekking, cắm trại trên đồi cỏ Phước Bình

0
(SGTT) - Nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Ninh Thuận, Vườn quốc gia Phước Bình (huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận) nổi tiếng với...

Kích cầu du lịch nội địa dễ ‘mất đà’ khi vé...

0
(SGTT) - Mùa hè 2024 sắp đến, du lịch quí 1 có nhiều khởi sắc, tăng tưởng so với cùng kỳ năm ngoái, tuy...

Trưa nay ăn gì: Bữa trưa quốc tế với món Gaeng...

0
(SGTT) – Trong nhiều món ăn truyền thống của người dân Thái Lan, Gaeng Keow Wan Kai được nhớ đến bởi từng thớ thịt...

Thái Lan: Áo thun từ vảy cá, nội thất từ gỗ...

0
(SGTT) - Gom vảy cá làm chất liệu may áo thun, thu thập những chiếc áo khoác da cũ để thiết kế giày hay...

Danh thủ Dunga, Rivaldo đến Đà Nẵng giao lưu, cùng kích...

0
(SGTT) – Trong tháng 4 này, các danh thủ Brazil nổi tiếng một thời như Dunga, Rivaldo, Lucio, Ze’ Carlos, Giovanni, Kleberson, Edmilson, Paulo...

Kết nối