Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Tìm hiểu về tuổi thơ của 7X, 8X, hãy ghé Nhà của thời thơ ấu

(SGTTO) – Giữa lòng Sài Gòn với nhịp sống hiện đại hối hả, có một chốn dừng chân rất yên bình nằm trong một con hẻm nhỏ, đó là ngôi nhà có tên “Nhà của thời thơ ấu” hay mọi người vẫn gọi với cái tên thân thương “Nhà”.

Ở đường Cách Mạng Tháng Tám, TPHCM, có một ngôi nhà tường vàng gạch bông mang đậm chất Sài Gòn của những năm 60 chứa đựng rất nhiều những đồ vật thời xưa gợi nhớ về cuộc sống thuở nhỏ.

Phong cách trang trí đậm chất Sài Gòn những năm 60. Ảnh: Nhà của thời thơ ấu

Ở Nhà có đủ mọi thứ mà hồi xưa vốn quen thuộc với tuổi thơ của thế hệ 7X, 8X như bộ bàn ghế cũ của ba trong phòng khách, đồ để bút bằng sơn mài, ti vi cửa lùa, cửa gỗ lá xách, gạch bông thời Pháp…

Với mong muốn được sống lại những năm tháng hạnh phúc, êm ấm của thời thơ ấu, anh Nguyễn Anh Luân và chị Đồng Lê Quỳnh Hương đã xây dựng nên ngôi nhà như một bảo tàng ký ức để những người về Nhà có chốn để hoài niệm. Quá trình tìm lại những đồ đạc cũ trang trí cho ngôi nhà theo phong cách xưa rất kỳ công. Cái hay trên những dặm đường tìm kiếm những đồ đạc xưa cũ, theo chị Quỳnh Hương là cái duyên gặp được rất nhiều người cũng có những ký ức đẹp như chị và biết trân trọng những giá trị văn hóa xưa.

Khi khách đến với Nhà của thời thơ ấu, chủ nhà sẽ dẫn khách dạo quanh từng góc nhỏ trong căn nhà, tựa như hành trình đi từ miền ký ức này đến miền ký ức khác.

Trái tim của Nhà có lẽ là tiệm sách San sẻ, được hai vợ chồng anh Luân và chị Hương đặt tâm huyết nhiều nhất. Cái hay ở chỗ những đầu sách ở đây đều do cộng đồng những người yêu sách yêu văn hóa góp tặng.

Tiệm sách San Sẻ. Ảnh: Ngọc Linh

Tiếp tục cuộc hành trình trở về với tuổi thơ là khu nhà chòi mà hồi xưa con nít hay chơi đồ hàng hay tự tay pha nước ở tiệm nước nho nhỏ cho người đọc sách.

Nhà chòi. Ảnh: Ngọc Linh

Có lẽ thú vị nhất là Góc ký ức, nơi bạn có thể nghe lại những bản nhạc từ băng casette trên chiếc radio cũ kỹ, nhìn đồng hồ quả lắc và có cơ hội gõ lóc cóc trên chiếc máy đánh chữ thời xưa.

Góc ký ức. Ảnh: Ngọc Linh

Tại đây, khách tham quan có thể ghi âm giọng nói của mình, viết thư gửi người xưa đã lâu không liên lạc. Sau đó bạn tìm đến Bưu điện xưa và trải nghiệm cảm giác mọi người dán tem và gửi thư trước đây như thế nào hay đến với Đài phát thanh tuổi thơ để tìm hiểu về nghề phát thanh viên.

Đài phát thanh. Ảnh: Ngọc Linh

Điểm dừng chân cuối cùng là Rạp hát những bông hoa nhỏ xíu gợi nhớ về chương trình những bông hoa nhỏ hồi đầu thập niên 90. Tại đây, khách tham quan sẽ được tham gia nhiều hoạt động mang đậm nét văn hóa Việt nam.

Rạp hát Những bông hoa nhỏ xíu. Ảnh: Ngọc Linh

Khi đến tham quan bảo tàng ký ức của Nhà, ta không chỉ hoài niệm về tuổi thơ đẹp đẽ trong cuộc đời mỗi chúng ta, như lời anh Luân và chị Hương chia sẻ, Nhà còn là nơi kết nối mọi người lại với nhau, chia sẻ những điều hay, điều tốt đẹp trong cuộc sống để chúng ta sống ý nghĩa hơn.

Lời bình: Quỳnh Trang

Quay và dựng video: Ngọc Linh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khám phá ‘phố cây cảnh’ trên đường Thành Thái, TPHCM

0
(SGTT) - Nếu như Hà Nội nổi tiếng với các con phố ‘hàng gì bán đó’ như Hàng Bạc, Hàng Thiếc, Hàng Mã… thì...

Những điểm ngắm pháo hoa đẹp, vui chơi ‘xuyên đêm’ tại...

0
Ngắm pháo hoa, thưởng thức ẩm thực tại các khách sạn có tầm nhìn đẹp hay vui chơi “xuyên đêm” tại các quán cà...

Uống cà phê, ‘săn’ tàu hỏa tại xóm đường ray ở...

0
(SGTT) - "Xóm đường ray" tại giao lộ đường Nguyễn Trọng Tuyển và tuyến đường sắt Bắc - Nam, quận Phú Nhuận, TPHCM với...

TPHCM là điểm đến mùa Thu được người Mỹ yêu thích...

0
Mùa Thu được xem là thời điểm lý tưởng để tận hưởng những kỳ nghỉ bởi khí hậu ôn hòa. Tạp chí du lịch...

Chiêm ngưỡng Dinh Tổng lãnh sự Pháp 150 năm tuổi tại...

0
Vừa qua, trong khuôn khổ Những ngày Di sản châu Âu, Dinh Tổng lãnh sự Pháp tại TPHCM (số 6 Lê Duẩn, quận 1)...

TPHCM dẫn đầu số lượng khách đến du lịch dịp lễ...

0
(SGTT) - Theo thống kê của ngành du lịch các tỉnh, thành phố thì TPHCM, Hà Nội, Bình Định… là những địa phương ‘hút’...

Kết nối