Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024

Thị trường cà phê Trung Quốc “bùng nổ”

CHÁNH TÀI –

Năm 2005, Richard Chien mở một quán cà phê ở ở đông bắc Trung Quốc và bán được khoảng 900 tách mỗi ngày với giá mỗi tách 6 nhân dân tệ (20.000 đồng Việt Nam). Mười năm sau đó, anh mở một lớp pha chế cà phê ở Bắc Kinh để dạy kỹ thuật pha và nếm cà phê. Chien nói cà phê đang len lỏi vào đời sống thường ngày của người dân Trung Quốc vốn có văn hóa uống trà từ xa xưa.

Đua mở chuỗi cửa hàng cà phê

Thi-truong-ca-phe-bung-no-o-Trung-Quoc--2Những quán cà phê đẹp và có chất lượng ở Thượng Hải thu hút nhiều khách hàng nữ.

Tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đã tăng chóng mặt, gần gấp ba lần trong bốn năm qua, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp Mỹ. Tốc độ tiêu thụ này nhanh hơn bất cứ thị trường nào và tiềm năng của thị trường còn rất lớn vì dân số Trung Quốc có đến gần 1,4 tỉ người.

Hãng cà phê Starbucks có trụ sở ở Seattle (Mỹ) tin tưởng trong tương lai Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tiêu thụ lớn nhất của hãng này. Starbucks, đang có hơn 2.000 cửa hàng ở Trung Quốc, dự định mở thêm 500 cửa hàng mỗi năm trong 5 năm tới. Năm ngoái, Dunkin’ Donuts, một chuỗi cửa hàng cà phê nổi tiếng khác của Mỹ, thông báo sẽ mở thêm 1.400 cửa hàng nữa trong hai thập niên tới ở Trung Quốc, nâng số cửa hàng ở quốc gia này lên gấp 100 lần.

Jeffrey Towson, giáo sư dạy về đầu tư ở Đại học Bắc Kinh, cho biết cà phê vẫn là thức uống không phải dạng bình dân đối với nhiều người dân Trung Quốc nhưng đó là thứ xài sang mà họ đủ khả năng chi trả. Dân số khổng lồ và thị trường chưa được khai phá nhiều ở Trung Quốc là một cơ hội đối với các hãng cà phê.

Thay đổi chuỗi cung cấp toàn cầu

Thi-truong-ca-phe-bung-no-o-Trung-Quoc-1Các khách hàng tại một cửa hàng của Starbucks ở Thượng Hải, Trung Quốc.

Cơn “khát” cà phê của Trung Quốc sẽ “làm thay đổi hoàn toàn các chuỗi cung cấp toàn cầu”, Shaun Rein, Giám đốc hãng nghiên cứu thị trường China Market Research Group ở Thượng Hải nhận định. Ông cho rằng người trồng cà phê cần phải mở rộng diện tích trồng để đáp ứng nhu cầu đồng thời phải điều chỉnh hương vị cà phê phù hợp với khẩu vị người Trung Quốc. “Điều này đã xảy ra trong quá khứ khi nhu cầu tăng vượt nguồn cung, khiến giá cà phê tăng vọt cho đến khi nông dân có thể trồng thêm”.

Hãng nghiên cứu này ước tính tiêu thụ cà phê của Trung Quốc sẽ tăng trưởng khoảng 20%/năm và phụ nữ dưới 30 tuổi sẽ là nhóm khách hàng đóng góp phần lớn cho mức tăng trưởng. “Họ muốn có những trải nghiệm thay vì mua sắm túi xách Louis Vuitton. Văn hóa cà phê là một phần của những trải nghiệm đó”, Rein nói.

Nhà thiết kế Zhang Zheyuan, 24 tuổi, người chỉ mới bắt đầu uống cà phê từ năm ngoái, là minh chứng của sự thay đổi này. Cô mới tốt nghiệp đại học trong thời gian gần đây và chuyển đến làm việc ở Thượng Hải, nơi cô săn tìm những quán cà phê đẹp. “Những quán cà phê này luôn dễ chịu và thoải mái nên tôi thích gặp mọi người tại đây. Vấn đề duy nhất là rất khó tìm được những quán cà phê có chất lượng ở Trung Quốc”, Zheyuan nói.

Starbucks đang nhắm đến mục tiêu lấp đầy khoảng trống đó. “Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó số cửa hàng ở Trung Quốc của chúng tôi cao hơn ở Mỹ”, Howard Schultz, Giám đốc điều hành Starbucks, nói trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình CNBC vào tháng 5-2016.

Chỉ riêng Thượng Hải đã có khoảng 1.000 cửa hàng Starbucks và thành phố này là một trong những nơi có mật độ cửa hàng Starbucks dày đặc nhất thế giới.

Tại quán cà phê của mình ở Bắc Kinh, Jiang Zhen sử dụng máy rang cà phê để tạo ra các hạt cà phê phù hợp với khẩu vị người Trung Quốc, ít đắng hơn và ít caffeine hơn. Tuy nhiên, giá bán cà phê ở quán của Zhen không rẻ chút nào. Một tách cá phê rang tại chỗ có thể có giá cao nhất lên đến 10 đô la Mỹ. Năm ngoái, cà phê và nước ép trái cây được bán tại quán của Zhen với lượng ngang bằng nhau. Nhưng hiện nay, mức tiêu thụ cà phê cao hơn gấp đôi so với nước ép trái cây.

Mùi vị và giá cả có thể là rào cản cho thị trường cà phê đang phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là ở các khu vực nằm ngoài trung tâm đô thị giàu có.

“Nếu bạn nhìn vào một quán cà phê ở Trung Quốc, đặc biệt là quán cà phê cao cấp và bạn so sánh nó với một quán cà phê ở California hay Boston, bạn sẽ thấy số lượng cà phê bán được ở Trung Quốc thấp hơn. Cà phê ở Trung Quốc không bán chạy như ở Mỹ”, Peter Radosevich, một nhà đầu tư ở Công ty Nhập khẩu cà phê Royal Coffee (Mỹ) cho biết.

Nhiều người Trung Quốc chọn mua các gói cà phê uống liền giá dưới một đô la Mỹ, thay vì uống cà phê ở quán. Hãng Nestle, nhà sản xuất cà phê uống liền Nescafé, đang chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc.

         (Theo BBC)

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Phân biệt các loại tinh chất dưỡng ẩm: emulsion, serum, essence...

0
(SGTT) - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các dòng sản phẩm dưỡng ẩm cho da, với nhiều tên gọi khác nhau....

Ra ngoại thành, ngồi chiếu cói mạn đàm du lịch cộng...

0
(SGTT) - Ngày 15-4, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn thuộc Tạp chí Kinh Tế Sài Gòn cùng Công ty TNHH Thuyền...

Tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc trước...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tại các vị trí đã được bàn giao mặt bằng hoặc vị trí thuận lợi...

Về Kon Tum, ngắm hoàng hôn tại đồi cỏ làng Kon...

0
(SGTT) – Đồi cỏ xanh mướt giữa rừng thông tại làng Kon Vơng Kia (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum)...

Công thức trào lưu ẩm thực mới nhất: Trà long nhãn...

0
(SGTT) - Trong những trào lưu ẩm thực về mảng thức uống, trà long nhãn Thái Lan là trào lưu mới nhất, được giới...

Rực rỡ sắc hoa ngô đồng tháng 4 tại xứ Huế

0
(SGTT) - Trong cái nắng của tháng 4, những cây ngô đồng đang độ trổ hoa đua nhau khoe sắc tại cố đô, từ...

Kết nối