Thứ Hai, Tháng Mười 7, 2024

Thắc mắc mùa dịch: Giai đoạn nào cần dùng thuốc chống đông máu để điều trị Covid-19?

(SGTT) – Thuốc chống đông máu (Rivaroxaban, Apixaban, Dabigatran) là một trong số các loại thuốc được cơ quan y tế gợi ý cho bệnh nhân Covid-19 tự điều trị tại nhà. Dù nhóm thuốc chống đông máu có lợi cho bệnh nhân điều trị Covid-19 nhưng không phải giai đoạn nào cũng có thể dùng. Khi sử dụng loại thuốc này cần có sự cân nhắc của bác sĩ để đánh giá đúng giai đoạn bệnh, tránh nguy cơ xuất huyết tiêu hóa hoặc nặng hơn là xuất huyết não trong quá trình điều trị.

Nhiều bệnh nhân Covid-19 có nguy cơ tăng huyết khối tĩnh mạch, đặc biệt là ở các mạch máu nhỏ. Trong phổi, điều này có thể cản trở sự trao đổi khí và thúc đẩy tình trạng suy phổi. Những người mắc bệnh nặng, đặc biệt nếu họ có thêm các yếu tố như lớn tuổi, nam giới, béo phì, ung thư... sẽ có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch cao hơn những người bị nhẹ hoặc bệnh không có triệu chứng.

Vì vậy, việc sử dụng thuốc chống đông máu trong điều trị đã được nghĩ tới ngay từ giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, vấn đề điều trị chống đông máu cũng mang tới những nguy cơ nguy hiểm như tăng chảy máu trong quá trình điều trị.

Tác dụng với bệnh nhân Covid-19 ở giai đoạn trung bình

Vào tháng 12- 2020, có 3 nghiên cứu quốc tế (ACTIV-4, REMAP-CAP và ATTACC) đã bị kết thúc sớm vì nguy cơ chảy máu tăng lên ở các bệnh nhân. Các kết quả được công bố cho thấy nguy cơ trên tồn tại trên tất cả ở những bệnh nhân bị bệnh nặng, những người phải điều trị trong chăm sóc đặc biệt vì suy phổi hoặc tim mạch.

Dữ liệu được công bố do một nhóm nghiên cứu từ Đại học Manitoba ở Winnipeg (Canada) cho thấy, điều trị chống đông không dẫn đến bất kỳ lợi ích nào ở những bệnh nhân bị Covid-19 nặng.

Còn với những bệnh nhân mắc Covid-19 mức độ trung bình, chưa phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt khi dùng thuốc, có kết quả khả quan hơn. Đây là kết quả của một nghiên cứu có tên Rapid, được thực hiện ở Canada và Brazil.

Nghiên cứu Rapid đã đánh giá tác động của thuốc chống đông ở những bệnh nhân đã nhập viện vì Covid-19 nhưng chưa cần chăm sóc đặc biệt. Kết quả chỉ ra tỷ lệ chênh lệch về công dụng của thuốc khi tính theo tiêu chí đề ra của nghiên cứu là không đáng kể.

Tuy nhiên, các bác sĩ vẫn bị thuyết phục về những ưu điểm của phương pháp điều trị với thuốc kháng đông, thể hiện qua số lượng người chết thấp hơn đáng kể; chỉ có 4 bệnh nhân (1,8%) tử vong khi điều trị kháng đông so với 18 bệnh nhân (7,6%) dùng thuốc kháng đông dự phòng.

Ngoài ra, có những ưu điểm đáng kể đối với điều trị bằng thuốc chống đông máu được thể hiện ở một số tiêu chí, ví dụ trong trường hợp tử vong hoặc thở máy xâm nhập (tỷ lệ chênh lệch 0,77%), tử vong hoặc hỗ trợ cơ quan (0,77%), tử vong hoặc huyết khối nghiêm trọng (0,64). Số ngày không thở máy (tỷ lệ chênh lệch 1,30) và số ngày không có sự hỗ trợ của cơ quan nhân tạo (1,31) tăng lên đáng kể nhờ điều trị kháng đông.

Theo các nhà nghiên cứu Canada, điều trị chống đông máu nên được bắt đầu ở những bệnh nhân Covid-19 ở mức trung bình nếu nồng độ D-dimer - một chất chỉ thị cho tình trạng đông máu, tăng cao. Các rủi ro từ việc dùng thuốc chống đông có thể kiểm soát được. Trong nghiên cứu Rapid, chỉ có 2 bệnh nhân (0,9%) điều trị kháng đông bị chảy máu nặng so với 4 bệnh nhân (1,7%) điều trị kháng đông dự phòng.

Việc dùng thuốc chống đông máu với bệnh nhân mắc Covid-19 ở mức trung bình, chưa phải điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt cho ra kết quả khả quan. Ảnh: Cgtn
Đối tượng nào nên dùng thuốc chống đông máu để điều trị Covid-19?
  • Người lớn nhập viện điều trị Covid-19

Tổ chức huyết học Mỹ (ASH) khuyến cáo, tất cả người lớn mắc Covid-19 phải nhập viện nên được điều trị dự phòng huyết khối bằng thuốc; trừ khi nguy cơ chảy máu cao hơn nguy cơ huyết khối nên sử dụng Heparin trọng lượng phân tử thấp (LMWH) hơn Heparin không phân đoạn (UFH).

Trong trường hợp giảm tiểu cầu do Heparin nên dùng Fondaparinux. Liều lượng thuốc được điều chỉnh cho bệnh nhân béo phì và suy giảm chức năng thận. Ở những bệnh nhân chống chỉ định hoặc không có thuốc chống đông máu, hãy sử dụng phương pháp dự phòng huyết khối cơ học.

  • Phụ nữ mang thai mắc Covid-19 nặng, phải nhập viện

Đối với phụ nữ mang thai nhập viện vì Covid-19 nặng, khuyến cáo dùng kháng đông liều dự phòng, trừ khi có chống chỉ định. Các thuốc chống đông máu như Heparin không phân đoạn, Heparin trọng lượng phân tử thấp và Warfarin không tích lũy trong sữa mẹ và không gây ra tác dụng chống đông máu ở trẻ sơ sinh.

Vì vậy, các loại thuốc trên có thể được sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Các thuốc chống đông đường uống tác dụng trực tiếp như Rivaroxaban không được khuyến cáo do thiếu các dữ liệu về tính an toàn trong thời kỳ mang thai.

Ai không nên dùng thuốc chống đông máu?

Theo khuyến nghị của Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH) về những tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc, những bệnh nhân Covid-19 không nhập viện thì không nên dùng thuốc chống đông máu và liệu pháp chống kết tập tiểu cầu để phòng ngừa huyết khối tĩnh mạch hoặc huyết khối động mạch, trừ khi bệnh nhân có chỉ định điều trị khác hoặc đang tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Trong điều trị không nên sử dụng liệu pháp chống đông máu hoặc chống kết tập tiểu cầu để ngăn ngừa huyết khối động mạch nằm ngoài tiêu chuẩn chăm sóc thông thường cho bệnh nhân không có Covid-19.

TS Tạ Thanh Sơn

Viện công nghệ dược sinh học, Đại học Marburg (Đức)

Sài Gòn Tiếp Thị thông qua chuyên mục “Thắc mắc mùa dịch” sẽ là cầu nối để bác sĩ, chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc từ bạn đọc một cách nhanh chóng và chính xác. Bạn đọc có câu hỏi cần giải đáp hãy bình luận (comment) ngay dưới các bài viết thuộc chuyên mục này hoặc gửi mail về cho chúng tôi qua email admin@sgtiepthi.vn, hoặc gửi câu hỏi qua fanpage của báo.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối