Tái hiện đám cưới công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Nhật Bản 400 năm trước
Mỗi khi trò chuyện với chồng, Ngọc Hoa thường gọi “anh ơi!” Người dân vùng Nagasaki nghe nhầm tiếng gọi ấy thành “Anio,” từ đó về sau, họ trìu mến gọi nàng là “Anio.” Ảnh: Hội An
(SGTT) – Tái hiện đám cưới công nữ Ngọc Hoa và Thương nhân Araki Sotaro cách đây hơn 400 năm là một trong những điểm nhấn sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An – Nhật Bản” lần thứ 20 năm 2024, diễn ra từ ngày 2 đến 4-8 tại thành phố Hội An. Lễ rước được tổ chức hai lần vào chiều ngày 2-8 và 4-8.
Theo tài liệu, vào đầu thế kỷ 17, Nhật Bản bắt đầu mở cửa, cho phép thương buôn ra nước ngoài. Lúc bấy giờ tại Nagasaki, có một thương nhân xuất thân là samurai (võ sĩ đạo) với ước mơ được lên thuyền đi khắp thế gian. Chàng chính là Araki Sotaro. Mang trong mình trái tim đầy can đảm, chàng dẫn đầu một đoàn thuyền đến Hội An buôn bán. Ảnh: Hội An
Trong một lần dạo chơi, công nữ Ngọc Hoa – cũng là con nuôi Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên – vô tình gặp gỡ Araki Sotaro. Hai người vừa gặp mà tâm đầu ý hợp như đã quen biết từ lâu. Araki Sotaro quyết chí yết kiến Chúa Sãi để hỏi cưới Công nữ. Ảnh: Hội An
Theo các tài liệu, vào năm 1619, lễ rước dâu được tổ chức tại Hội An. Công nữ Ngọc Hoa cùng Araki Sotaro lên thuyền sang Nagasaki, Nhật Bản. Ảnh: Hội An
Cho tới tận ngày nay, hình ảnh lễ cưới của công nữ Ngọc Hoa và thương nhân Sotaro vẫn còn được tái hiện qua vũ điệu tế thần trong lễ hội “Nagasaki Okunchi”, như một biểu tượng cho mối bang giao bền chặt giữa Việt Nam và Nhật Bản. Ảnh: Hội An
Mỗi khi trò chuyện với chồng, Ngọc Hoa thường gọi “anh ơi!”. Do đó, người dân vùng Nagasaki nghe nhầm tiếng gọi ấy thành “Anio,” từ đó về sau, họ trìu mến gọi nàng là “Anio.” Ảnh: Hội An
Sự kiện tái hiện đám rước công nữ Ngọc Hoa cách đây 400 năm là một trong những điểm nhấn sự kiện “Giao lưu văn hóa Hội An-Nhật Bản” trong 20 năm qua. Ảnh: Hội An
Đám rước đi qua nhiều con đường tại phố cổ Hội An, thu hút nhiều du khách theo dõi. Ảnh: Hội An
Nhân Tâm