Thứ Ba, Tháng Tư 16, 2024

Sửa xe đạp di động khai thác thị trường ngách

Thái Hà –  

Trong nhà kho của ông Sean Sweeney treo tám chiếc xe đạp. Ông có hai chiếc leo núi, một chiếc đua đường trường, một chiếc để thi ba môn phối hợp. Bốn chiếc còn lại thuộc về vợ và ba cô con gái. Cả gia đình họ thường xuyên tham gia các cuộc đua ở quanh thành phố Philadelphia (Mỹ).

Copy of A-Velofix-vanHợp tác với Velofix, Brundage mua chiếc xe thùng Mercedes máy dầu cỡ lớn bên ngoài sơn logo trắng đỏ đen của Velofix.

Thích đua xe, nhưng điều ông Sweeney ghét nhất là đem những chiếc xe đó ra tiệm bảo dưỡng, sửa chữa. “Tôi phải bê từng chiếc lên ô tô, rồi chở đi, chở về, vợ con tôi cũng ghét làm việc này”, ông nói.

Rồi một ngày, ông Sweeney không cần phải làm việc đáng ghét đó nữa. Seth Samson, người thợ sửa xe đạp cho Công ty Velofix, đậu chiếc ô tô lớn trong sân nhà ông Sweeney, đưa từng chiếc xe đạp lên thùng sau ô tô, rã từng bộ phận ra cân chỉnh và trả lại chỗ của chúng trong nhà kho.

Velofix có 80 cơ sở nhượng quyền ở Mỹ và Canada. Cơ sở mà Samson làm việc thuộc về Justin Brundage, một người mê xe đạp. Brundage mua nhượng quyền hai cơ sở sửa xe di động của Velofix ở khu vực Philadelphia. Hợp tác với Velofix, Brundage mua chiếc xe thùng Mercedes máy dầu cỡ lớn bên ngoài sơn logo trắng đỏ đen của Velofix, bên trong có bàn gá xe, đầy đủ dụng cụ sửa chữa. Velofix cũng sản xuất xe đạp và bán xe trên mạng, đồng thời ký hợp đồng lắp ráp và giao hàng cho hàng chục nhà sản xuất xe đạp khác.

Chẳng phải thị trường có mỗi Velofix. Ở bang California còn có Công ty Beeline Bikes vận hành mô hình sửa xe đạp di động nhượng quyền khá thành công.

Trên đây là một vài thay đổi đối với ngành công nghiệp vốn khá “bảo thủ” trong vòng 15 năm qua. Dịch vụ này được cho là tốt hơn đối với khách hàng, mức giá lại rẻ. Tuy nhiên, nó tạo sự quan ngại đối với tương lai của các cửa hàng bán và sửa xe địa phương. Từ năm 2000 đến nay, theo tờ The New York Times, có khoảng 40% số cửa hàng như vậy trên nước Mỹ đóng cửa hoặc phải sáp nhập với những chuỗi bán xe đạp lớn, trong khi số lượng xe đạp bán từ thời điểm đó đến nay vẫn ổn định.

Một quan ngại khác cũng đến với các công ty sản xuất xe đạp quy mô nhỏ, theo ông Todd Grant, Tổng thư ký Hiệp hội Mua bán xe đạp Mỹ. Các công ty lớn đưa rất nhiều khuyến khích bằng vật chất cho các cửa hàng để bán xe của họ. Và như vậy, không có chỗ cho các công ty sản xuất xe nhỏ ở các cửa hàng. “Chúng tôi phải làm vậy, vì dễ quản lý kho hàng và dây chuyền cung ứng hơn”, Eric Bjorling, phát ngôn viên của hãng Trek Bicycle Corporation cho biết.

Kevin-Marriner-Jr.-fixes-a-bicycle-in-VelofixÆs-mobile-repair-shopBên trong chiếc ô tô của Velofix có bàn gá xe, đầy đủ dụng cụ sửa chữa.

Các hãng lớn đua nhau chiêu dụ các cửa hàng địa phương khiến nhiều hãng nhỏ ngán ngẩm. Ngay cả Raleigh, nhãn hiệu xe đạp bán chạy thứ năm ở Mỹ cũng đóng nhiều cửa hàng. “Chăm sóc cửa hàng kiểu này, chúng tôi giống như bị bắt làm con tin hơn, chứ không phải là quan hệ làm ăn thích đáng”, Giám đốc điều hành Chris Speyer của hãng Accell North America sở hữu hai dòng xe Raleigh và Diamondback nhận xét.

Để chống lại các hãng xe lớn, những nhà sản xuất nhỏ như Santa Cruz Bicycles, Yeti Cycles liên minh với các nhà bán lẻ xe đạp trực tuyến như Competitive Cyclist, Backcountry. Điều này giúp họ vươn đến các khách hàng mới. Và khi họ thành công, chính các cửa hàng cũng sẽ nhập xe của họ vào bán. “Nhưng để đạt được điều đó, các hãng xe nhỏ phải đổi mới sáng tạo trong chế tạo hơn các hãng lớn”, Jonathan Nielsen, Tổng giám đốc của Backcountry nói.

Mua một chiếc xe đạp qua mạng không đơn giản như mua một chiếc áo phông. Những chiếc xe dòng cao cấp giá có thể lên đến vài chục ngàn đô la Mỹ (USD). Xe đủ loại tính năng, đủ loại cỡ, dành cho đủ loại đường. Charles McCorkell, chủ bốn cửa hàng ở thành phố New York bán hàng cho Trek, cho biết khách hàng mua hàng của Trek qua mạng, đến cửa hàng nhận xe, cứ ba người mua thì có một người phải đổi lại xe vì chọn trên mạng sai cỡ hoặc sai loại xe.

Bởi vậy, đó là “ngách” cho Velofix hay Beeline Bikes khai thác bằng cách lắp ráp và chuyển giao xe đến tận nhà khách hàng. Beeline làm cho các nhãn Raleigh và Diamondback, cũng như cho các hãng sản xuất xe nhỏ bán qua các trang trực tuyến Competitive Cyclist, Backcountry. Velofix hợp đồng với một tá các công ty nhỏ. Cả Beeline và Velofix cũng cung cấp dịch vụ cho những người mua xe qua trang Amazon.

Và để chống lại Velofix cũng như Beeline, chính các chủ cửa hàng địa phương buộc phải thay đổi: lập dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng di động để phục vụ tại nhà khách hàng của mình. “Thế giới đang thay đổi sâu sắc, chúng tôi chưa bị ảnh hưởng bởi Internet như các nhà sách, nhưng rồi điều đó sẽ đến”, ông McCorkell, chủ bốn cửa hàng ở thành phố New York nhận xét.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Trưa nay ăn gì: Mới lạ món salad nấm hoàng kim...

0
(SGTT) – Vào mỗi thứ Ba, Trưa nay ăn gì thường gợi ý các món ăn lành mạnh theo kiểu chế biến salad. Hôm...

Ga tàu Kadohara, điểm ngắm hoa anh đào ít người biết...

0
(SGTT) - Nằm sâu trong vùng núi thuộc tỉnh Fukui (Nhật Bản), ga tàu Kadohara là điểm ngắm hoa anh đào đẹp nhưng ít...

Tạp hóa truyền thống được ‘nâng cấp’ lên mô hình hiện...

0
(SGTT) - Giờ đây, các cửa hàng tạp hóa truyền thống có thể mua hàng hóa trực tiếp từ hệ thống siêu thị với...

Đà Nẵng khởi động mùa du lịch biển với ‘sóng mùa...

0
(SGTT) – "Sóng mùa hè" là chủ đề của chương trình khởi động mùa du lịch biển 2024 tại Đà Nẵng với chuỗi các...

Nắng nóng kéo dài, Sở GD-ĐT TPHCM đề nghị trường học...

0
(SGTT) - Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM đã đề nghị các trường điều chỉnh thời khoá biểu và các hoạt động để...

Người Khmer ở TPHCM đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

0
(SGTT) - Để đón Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, đông đảo bà con Khmer ở TPHCM đã đến chùa Chantarangsay (quận 3) dâng...

Kết nối