Thứ Tư, Tháng Tư 17, 2024

Soạn giả kịch đang… nguy kịch

TẤN PHÚ –

Sân khấu kịch mấy năm qua đang gặp khó khăn mà theo giới chuyên môn, một trong những lý do khiến khán giả ít mặn mà với sân khấu kịch như những thập niên 1970-1980 trở về trước là do không có tác phẩm hay, phần nữa các chương trình hài hoặc có yếu tố hài đang phát sóng trên hàng chục kênh truyền hình lớn, nhỏ trong cả nước vào các giờ giải trí đã phần nào làm khó sân khấu kịch.

Nếu như các sân khấu hài, chương trình hài đang làm mưa làm gió khắp nơi thì ngược lại sân khấu kịch nói lại lâm vào cảnh đìu hiu. Và dĩ nhiên, khi sân khấu kịch vắng bóng người xem thì đồng nghĩa với việc thu nhập của các soạn giả kịch nói cũng bị ảnh hưởng theo.

Soạn giả kịch Lê Hữu Thành khá nổi tiếng với các vở như Vì sao anh từ chức, Con gái của những người cộng sản, Câu chuyện vỉa hè, cho rằng nguyên nhân khiến cho sân khấu kịch ngày một ít người xem là do các nhà đầu tư chỉ chạy theo thị hiếu thị trường, họ chỉ nhắm vào mảng hài kịch, còn mảng kịch nói hay chính kịch thì chẳng ai chịu đầu tư, nên việc các sân khấu kịch vắng khán giả cũng là điều dễ hiểu.

Soạn giả kịch Lê Hữu Thành (trái) và soạn giả kịch Huỳnh Tuấn Anh.
Soạn giả kịch Lê Hữu Thành (trái) và soạn giả kịch Huỳnh Tuấn Anh.

Ông Thành bắt đầu sáng tác kịch vào những năm 1980, thời bao cấp nên các sân khấu kịch tại Sài Gòn rất ngại dựng những vở kịch của ông, nhưng không nản lòng ông mang tác phẩm của mình về Đồng Tháp thì được nơi đây chấp nhận.

Còn theo soạn giả Huỳnh Tuấn Anh, một soạn giả trẻ đến từ Hà Tiên thì hiện nay đời sống sân khấu kịch rất mờ nhạc, các sân khấu chỉ diễn cầm chừng chứ không sôi động như những thập niên 1970-1980. “Muốn vực dậy sân khấu kịch rất khó vì không có tác phẩm hay và các diễn viên cũng ít người chịu bỏ công để tập luyện”, ông Anh nói. Ngoài nguyên nhân thiếu kịch bản hay còn có nguyên nhân khác nữa là thiếu diễn viên chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề.

“Hiện nay, điện ảnh và sân khấu kịch gần như đang sử dụng chung diễn viên, chính vì sự chung đụng như vậy nên gây ra sự nhàm chán cho khán giả, chuyện bắt khán giả phải đến sân khấu kịch để xem một vở kịch do những diễn viên quá quen thuộc với họ trên mọi lĩnh vực giải trí là một điều bất khả thi”, soạn giả Huỳnh Tuấn Anh cho hay.

Trước thực trạng sân khấu kịch vắng người xem đã khiến nhiền soạn giả kịch chán nản, bỏ nghề soạn kịch nói, chuyển sang viết kịch bản hài và truyền hình để chạy theo nhu cầu của thị trường. Trong khi đó các chương trình hài kịch phát triển một cách thái quá, nội dung nhàm chán, mang tính chất hài hình thể hơn là tình huống, lấy sự khiếm khuyết của người khác hay nhại giọng của các vùng miền ra làm trò cười mà nhiều người gọi đùa là “thọc lét cười”. Thậm chí, có một số chương trình hay cuộc thi trên truyền hình chẳng liên quan đến hài nhưng các nhà đài cũng thuê diễn viên hài về làm MC (người dẫn chương trình) để… gây cười.

Theo soạn giả Lê Hữu Thành, để góp phần làm sống lại sân khấu kịch cần có sự đầu tư của nhà nước. “Nhà nước phải xem mình như một nhà đầu tư chứ tư nhân không ai chịu làm những vở chính kịch công phu, có yếu tố giáo dục cao cho cộng đồng”, ông nói.

Sân khấu kịch, sân khấu cải lương hay hát bội một thời từng được những người trong giới xem là những môn nghệ thuật khó có thể phai nhạt trong công chúng nhưng nay thì khác. Một soạn giả kịch không muốn nêu tên cho rằng tất cả đang chết dần chết mòn theo năm tháng bởi trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của họ khác hơn, công nghệ thông tin bùng nổ cũng thay đổi gu thưởng thức nghệ thuật của công chúng nhưng chính kịch thì không hề thay đổi, bắt nhịp cuộc sống.

Do khó khăn của chính kịch nên đa phần các soạn giả kịch đều chuyển sang viết kịch bản phim truyền hình, viết hài kịch, vì so với viết kịch bản sân khấu thì viết kịch bản phim truyền hình nhiều tiền hơn. “Bỏ công sức hàng tháng trời để viết một vở kịch nhưng đem bán đứt cho ông bầu tư nhân chỉ thu về hơn 20 triệu đồng. Còn không bán đứt, đưa qua cho các sân khấu kịch dựng thì mỗi xuất diễn chỉ được trả 700.000 đồng. Trong khi đó chỉ cần ba tháng là viết xong một kịch bản phim truyền hình nhiều tập, khoảng 30 tập là có hơn trăm triệu đồng nên người ta bỏ sân khấu là phải”, soạn giả Huỳnh Tuấn Anh so sánh.

“Ngoài đầu tư, ngành văn hóa thông tin còn phải xây dựng chính sách, chỉ đạo những sân của nhà nước đầu tư là mỗi tháng hay mỗi quí phải có một vở diễn thì may mới làm sống lại sân khấu kịch được. Chứ buông lỏng như hiện nay thì rất nguy hiểm”, soạn giả Lê Hữu Thành nói thêm.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cần có cơ chế, chính sách mua bán điện mặt trời...

0
(SGTT) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu trước 30-4, Bộ Công Thương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế,...

Bùng nổ công nghệ: cần ‘siết lại’ để đảm bảo lợi...

0
(SGTT) - Hai thập niên trước đây là giai đoạn các nước để công ty công nghệ tự quản lý, tuy nhiên trước tình...

Phân biệt các loại tinh chất dưỡng ẩm: emulsion, serum, essence...

0
(SGTT) - Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các dòng sản phẩm dưỡng ẩm cho da, với nhiều tên gọi khác nhau....

Ra ngoại thành, ngồi chiếu cói mạn đàm du lịch cộng...

0
(SGTT) - Ngày 15-4, chương trình Sáng kiến Điểm đến An toàn thuộc Tạp chí Kinh Tế Sài Gòn cùng Công ty TNHH Thuyền...

Tổ chức các điểm dừng nghỉ tạm trên cao tốc trước...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu tại các vị trí đã được bàn giao mặt bằng hoặc vị trí thuận lợi...

Về Kon Tum, ngắm hoàng hôn tại đồi cỏ làng Kon...

0
(SGTT) – Đồi cỏ xanh mướt giữa rừng thông tại làng Kon Vơng Kia (thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum)...

Kết nối