Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Sẽ có những quy định về quản lý ứng dụng Zalo, Viber

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có đề xuất quy định về quản lý các nền tảng nhắn tin, gọi điện miễn phí xuyên biên giới như Zalo, Viber, WhatsApp, dự kiến trình Quốc hội xem xét. Như vậy, các ứng dụng này cũng sẽ có quy định cụ thể về quản lý trong Luật Viễn thông (sửa đổi).

Những nền tảng gọi điện, nhắn tin miễn phí xuyên biên giới như Zalo, Viber ngày càng được sử dụng phổ biến. Ảnh minh họa: Đỗ Mỹ

Theo TTXVN, Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) lý giải, ngành viễn thông đang xuất hiện những vướng mắc về công tác quản lý các ứng dụng (app) nhắn tin, gọi điện miễn phí xuyên biên giới như Zalo, Viber, WhatsApp, Telegram.

Trên cơ sở này, cục đã đề xuất những quy định về dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet để đưa vào dự luật viễn thông sửa đổi. Dự kiến, dự thảo luật sẽ được trình lên Quốc hội trong thời gian tới, trong đó đưa ra các quy định về những hành vi nào thì bị cấm trong hoạt động viễn thông đối với doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng viễn thông đối với các ứng dụng gọi điện, nhắn tin xuyên biên giới miễn phí này. Ví dụ như hành vi vi phạm pháp luật là lừa đảo bôi nhọ, nói xấu cá nhân, tổ chức tung tin giả, lan truyền thông tin gây thất thiệt.

Trước đó, dự thảo Luật Viễn thông sửa đổi đã đặt vấn đề về việc quản lý các dịch vụ OTT, đưa ra biện pháp hướng đến bảo vệ người dùng Việt Nam khi sử dụng các dịch vụ nhắn tin, gọi điện xuyên biên giới.

Theo đó, việc cung cấp dịch vụ viễn thông xuyên biên giới đến người sử dụng ở Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế.

Với trường hợp không thu cước phí thì tổ chức cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet đến người sử dụng ở Việt Nam phải thông báo với Bộ Thông tin Truyền thông những thông tin liên hệ.

Còn với trường hợp có thu cước hoặc không thu cước người sử dụng nhưng có số lượng người sử dụng hoặc phát sinh lưu lượng tại thị trường Việt Nam vượt mức ngưỡng theo quy định thì tổ chức phải thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.

Bên cạnh đó, việc cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, dịch vụ điện toán đám mây qua biên giới đến người sử dụng cũng cần thông qua thỏa thuận thương mại với doanh nghiệp viễn thông Việt Nam.

T.Đào

Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Bùng nổ công nghệ: cần ‘siết lại’ để đảm bảo lợi...

0
(SGTT) - Hai thập niên trước đây là giai đoạn các nước để công ty công nghệ tự quản lý, tuy nhiên trước tình...

Đào, Phở và Piano, ChatGPT, giá vàng… là những từ khóa...

0
Mới đây, trình duyệt Cốc Cốc phát hành Báo cáo Xu hướng tìm kiếm quí 1-2024. Theo đó, những từ khóa như "Đào, Phở...

Sẽ tăng mức xử phạt với nghệ sĩ, KOLs phát ngôn...

0
(SGTT) - Thời gian tới, ngành chức năng sẽ tăng mức phạt tiền cũng như hình phạt bổ sung đối với những phát ngôn...

Những thiết bị công nghệ nổi bật tại MWC 2024

0
Ngày 26-2 (giờ Tây Ban Nha), Triển lãm thế giới di động MWC 2024 đã chính thức khai mạc tại Barcelona với nhiều sản...

Cánh tay robot từ Thảo Điền

0
(SGTT) - Một startup tại Thảo Điền, quận 2, TPHCM tự thiết kế và sản xuất những cánh tay “người máy”, nối dài niềm...

Kính Apple Vision về Việt Nam, giá bán gần bằng chiếc...

0
Mở bán từ ngày 2-2 tại Mỹ, sản phẩm mới Vision Pro của Apple đã được một số thương gia tại Việt Nam nhập...

Kết nối