Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Sân khấu cũng… tương tác

NGUYỄN HUY –

Trong quan niệm của số đông công chúng, sân khấu đơn giản chỉ là sàn diễn – nơi mà khán giả đến để thăng hoa cùng cảm xúc vui buồn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sân khấu chính là trường học giúp cho người ta rút ra được nhiều điều hữu ích.

Dạy kỹ năng sống

bao-luc-3Tiểu phẩm Bạo lực học đường của Câu lạc bộ Ngày Mai tại Nhà Thiếu nhi TPHCM.

Vào ngày 26-11, sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh kết hợp với Nhà Thiếu nhi TPHCM thành lập Câu lạc bộ Ngày Mai. Nơi này tập hợp nhiều nghệ sĩ, các nhà tâm lý để thảo luận về những đề tài nóng mà xã hội đang quan tâm. Chuyện nóng đầu tiên được đề cập chính là vấn nạn bạo lực học đường. Theo đó, các nghệ sĩ gồm NSƯT Thành Hội, nghệ sĩ Ái Như cùng các diễn viên trẻ như Lương Duyên, Hoàng Vân Anh, Kim Phước, Đoàn Thanh Phượng diễn lại trích đoạn một nữ sinh bị bạn cùng học bạo hành đến mức chấn thương tâm lý.

Xem xong các trích đoạn, khán giả bao gồm phụ huynh và học sinh sẽ được chuyên viên tâm lý Hoài Như thuyết trình về cội nguồn của vấn đề bạo lực. Chị đưa ra một góc nhìn mới là chính những kẻ tấn công hành hạ người khác cũng là nạn nhân. Họ có lẽ sinh ra trong gia đình có bạo hành gia đình, nhiều khả năng chính họ đã từng là nạn nhân của nạn bạo hành. Và vì vậy, từ trong vô thức họ xem bạo lực là điều gì đó bình thường. Từ đó, chị đưa ra lời khuyên về giải pháp khoa học cho từng vấn đề.

Phần này không chỉ giúp cho phụ huynh hiểu là họ phải ứng xử và giáo dục con cái như thế nào, mà còn giúp cho các bạn trẻ trang bị kiến thức để tránh, hoặc là ngăn chặn hành vi bạo lực. Phương cách mượn hình thức sân khấu để chuyển tải thông điệp chính này đã giúp cho trẻ em trang bị được một kỹ năng sống cần thiết để thoát khỏi những vấn nạn nhức nhối đang làm tổn thương nhiều cá nhân trong xã hội hiện đại ngày nay.

Theo nghệ sĩ Ái Như, tất cả các nghệ sĩ tham gia câu lạc bộ hầu như không nhận thù lao. Họ tham gia là vì họ ý thức được rằng sân khấu chính là một công cụ giáo dục hữu hiệu có tác động mạnh lên người xem. Từ xúc cảm này khán giả sẽ nhớ rất lâu và rất kỹ những gì mà người nghệ sĩ chuyển tải. Trong tương lai, mỗi một kỳ sinh hoạt ban tổ chức sẽ chọn một đề tài khác nhau, nhưng tựu trung lại các vấn đề nêu ra đều hướng đến mục đích trang bị kiến thức, tâm lý cho khán giả học sinh phương pháp giải quyết vấn đề khiến xã hội lo sợ.

Hiện tại, Câu lạc bộ Ngày Mai sinh hoạt định kỳ vào tối thứ Năm trung tuần hàng tháng tại Nhà Thiếu nhi TPHCM (số 4, Tú Xương, phường 7, quận 3), như chủ đề của thứ Năm, ngày 17-12 tới là “Bạo lực học đường”.

Tương tác

Trước khi Câu lạc bộ Ngày Mai ra đời, đạo diễn sân khấu Nguyễn Thị Minh Ngọc đã từng dùng kịch nói để kêu gọi học sinh lên án hành động tàn sát tê giác. Chị cùng tổ chức CHANGE mang các vở diễn có nội dung đấu tranh với việc giết tê giác lấy sừng đến trường học. Diễn viên diễn lần đầu tiên. Sau đó, các đạo diễn đặt ra tình huống rồi mời các học sinh lên tham gia thảo luận, tạm gọi là tương tác. Các học sinh hoàn toàn có thể đưa ra cách giải quyết riêng của mình mà không cần tuân thủ kịch bản.

Phương thức kịch này chính là cách để ban tổ chức cung cấp kiến thức nhằm khơi gợi ý thức bảo vệ môi trường sống của nhân loại. Suy cho cùng thì đây cũng là cách truyền đạt kỹ năng sống giúp thế hệ trẻ có hành xử đúng đắn để bảo vệ sự an nguy của từng cá nhân và cộng đồng nói chung.

Gần đây, một ngôi chùa lớn ở TPHCM cũng thường tổ chức các buổi tu dành cho học sinh, sinh viên. Mỗi kỳ sinh hoạt có một chủ đề nóng bỏng của xã hội và sân khấu cũng là một công cụ được nhà chùa truyền tải thông điệp của vấn đề đặt ra. Cách xử lý của diễn viên là một bài học quý giúp cho học sinh, sinh viên hiểu hành động nào là đúng, hành động nào sai để người trẻ trở thành một công dân tốt cho xã hội.

Cách đây hai năm, sân khấu kịch Hồng Vân xây dựng chương trình kịch học đường. Nhóm nghệ sĩ cũng chọn nhiều đề tài khác nhau cho các buổi trình diễn như tuân thủ luật giao thông, bảo vệ môi trường sống, chia sẻ với người bất hạnh… Chương trình này đã nhận được sự phản ứng rất tốt từ khán giả nhí, và không ít em đã rút ra nhiều bài học hay cho riêng mình.

Tất cả các chương trình sân khấu rèn luyện kỹ năng sống mang tính tương tác nói trên đều được những người có trách nhiệm cho là có đánh giá tốt từ cộng đồng. Tuy nhiên, trong hiện tại nhóm kịch của Hồng Vân đã ngưng hoạt động kịch học đường vì thiếu kinh phí, còn nhóm kịch tham gia biểu diễn theo các khóa tu của một ngôi chùa như đã nói thì chỉ diễn lác đác. Câu lạc bộ Ngày Mai thì hiện đang nỗ lực duy trì hoạt động nhưng đến nay vẫn còn rất ít khán giả biết tới.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Gameshow nội ngoại sôi nổi hút khán giả qua sóng truyền...

0
(SGTT) - Bên cạnh việc phát sóng trên các nền tảng trực tuyến, các chương trình truyền hình thực tế, gameshow phiên bản mới...

Chạm ngõ ngành công nghiệp thiết kế toàn cầu

0
(SGTT) - Vừa qua, giải thưởng Thiết kế Việt Nam VMARK lần thứ 4 diễn ra đã tạo sân chơi giao lưu, vinh danh...

Kinh doanh dịch vụ hưởng lợi từ du lịch âm nhạc...

0
Sự xuất hiện sân khấu âm nhạc có ca sĩ quốc tế từ đây đến cuối năm đã kích cầu làn sóng tiêu dùng,...

Sân khấu xiếc, múa rối: vẫn loay hoay bài toán nguồn...

0
Ba tháng hè luôn là mùa cao điểm doanh thu của nhà hát với loại hình biểu diễn xiếc, múa rối tại Việt Nam....

Kỳ vọng đưa âm nhạc cổ điển đến gần với đại...

0
Từ những đêm diễn kín chỗ nhà hát và sự hưởng ứng của khán thính giả dành cho dàn nhạc giao hưởng Sài Gòn...

Sân khấu biểu diễn nghệ thuật thu hút khán giả nhí...

0
Trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày của năm nay, nhiều gia đình chọn cách ở lại thành phố và tham gia một...

Kết nối