Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Phòng khách sạn chỉ bán được 8%, TPHCM mở rộng liên kết để thu hút khách

Doanh nghiệp du lịch tại TPHCM – trung tâm kinh tế thường đón hơn 50% lượng khách quốc tế của cả nước – đang chịu tác động nặng nề của Covid-19. Công suất phòng của nhiều khách sạn dưới 8% nên thành phố đang đẩy mạnh hàng loạt chương trình liên kết với các địa phương khác để thu hút du khách, kỳ vọng có thể đạt 15 triệu lượt khách nội địa trong năm nay.

Doanh nghiệp du lịch TPHCM và doanh nghiệp vùng Tây Bắc mở rộng ký kết hợp tác tại tỉnh Phú Thọ vào ngày 14-11. Ảnh: Hoàng Tuyết

Vào ngày 14-11, TPHCM cùng 8 tỉnh vùng Tây Bắc mở rộng gồm Điện Biên, Hà Giang, Hòa Bình, Lai Châu, Lào Cai, Sơn La, Yên Bái và Phú Thọ đã ký kết Thỏa thuận liên kết, hợp tác phát triển du lịch giữa thành phố và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng giai đoạn 2021- 2025 cùng Kế hoạch triển khai các hoạt động liên kết, hợp tác phát triển du lịch để thực hiện kế hoạch tăng trưởng lượng khách du lịch.

Tại hội nghị cùng ngày, TPHCM cùng các địa phương đã thống nhất các giải pháp chính giúp doanh nghiệp duy trì và phục hồi sớm là liên kết hợp tác để tăng cường lượng khách hai chiều từ các địa phương, hình thành xu hướng người Việt du lịch Việt Nam và tăng cường hợp tác đẩy mạnh các chương trình kích cầu du lịch.

Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, các doanh nghiệp du lịch đang chịu tác động nặng nề từ dịch Covid-19, nhiều khách sạn công suất phòng dưới 8% trong khi trước dịch bệnh là trên 80%. Do đó, ngành du lịch cần có những giải pháp sáng tạo, mạnh dạn để giúp doanh nghiệp phục hồi sớm.

Cũng theo người đứng đầu chính quyền TPHCM, 10 tháng đầu năm 2020, tổng số du khách đến Thành phố chỉ đạt 1,3 triệu lượt, giảm 81% so với cùng kỳ. Với 8 tỉnh vùng Tây Bắc, tổng số khách cũng chỉ đạt 7,6 triệu lượt, giảm 40% so với cùng kỳ. Những con số này đã cho thấy tác động của đại dịch Covid-19 lớn như thế nào đối với ngành du lịch. Vai trò quan trọng của du lịch đối với sự phục hồi kinh tế ở mỗi địa phương buộc chúng ta phải hành động”

“Hai bên có thể bổ trợ cho nhau để tạo ra nhiều chương trình du lịch đặc sắc mang đậm dấu ấn TPHCM-Tây Bắc và ngược lại nhằm mang đến cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời trong hành trình khám phá Việt Nam”, ông nói tại hội nghị liên kết.

Với thỏa thuận hợp tác, hai bên cũng tính đến việc tăng cường liên kết kêu gọi đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào hệ thống kết cấu hạ tầng; liên kết trong công tác quảng bá, truyền thông và xúc tiến, cần phải đi vào cụ thể và có sản phẩm chung; đào tạo nguồn nhân lực…

Trong khuôn khổ của hội nghị, nhiều doanh nghiệp của hai bên cũng đã ký kết chương trình hợp tác và trước đó đã thực hiện các chuyến khảo sát du lịch để tìm hiểu dịch vụ tại địa phương để chuẩn bị đưa ra các sản phẩm mới cho du khách.

Vào ngày mai (15-11), đại diện hiệp hội du lịch của TPHCM và vùng Tây Bắc mở rộng cũng sẽ làm việc để triển khai các giải pháp thực hiện các nội dung đã được lãnh đạo của 9 tỉnh, thành phố ký kết.

Đào Loan

Theo TBKTSG Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có 5 trạm dừng...

0
(SGTT) - Gần 400km cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã được bố trí 5 trạm dừng nghỉ tạm. Các...

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Kết nối