Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Phòng bệnh Zika lan rộng: Coi chừng con muỗi!

Đông Hòa –

Dịch bệnh Zika đang lây lan nhanh và diễn biến phức tạp song hành cùng với sốt xuất huyết trên địa bàn TPHCM, trong khi Bộ Y tế phát hiện một bé gái bốn tháng tuổi sinh sống tại Tây Nguyên bị dị tật đầu nhỏ có khả năng do nhiễm vi rút Zika từ mẹ. Nếu được xác thực, đây sẽ là trường hợp bị dị tật do Zika đầu tiên tại Việt Nam.

n_i-phst-ban-tron-da-m_t-tri_u-ch_ng-bon-ngoai-c_a-ng%c2%b2_i-nhi_m-vi-r%c2%b7t-zika Nổi phát ban trên da, một triệu chứng bên ngoài của người nhiễm vi rút Zika.

Theo Bộ Y tế, tính tới ngày 5-11, cả nước ghi nhận có 36 trường hợp nhiễm vi rút Zika mà TPHCM nhiều nhất với 29 trường hợp được xác nhận (trong đó có 4 thai phụ), Bình Dương 2 trường hợp, Khánh Hòa, Phú Yên, Long An, Trà Vinh, Đắk Lắk mỗi tỉnh 1 trường hợp.

Song, điều đáng lo lắng của ngành y tế hiện nay tại TPHCM là dịch bệnh kép có khả năng xuất hiện khi trong hai tuần qua TPHCM đã chứng kiến sự gia tăng rất nhanh của dịch bệnh Zika và muỗi sốt xuất huyết song hành. Tính từ đầu năm đến nay, thành phố đã có 15.274 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng tuần, ngành y tế thành phố phải lo xử lý hàng chục ổ dịch sốt xuất huyết, mà trọng tâm là diệt lăng quăng và muỗi.

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, vi rút Zika hiện nay lây truyền chủ yếu là do muỗi Aedes aegypti đốt. Muỗi này cũng là trung gian truyền bệnh của vi rút Dengue, Chikungunya và vi rút gây bệnh sốt vàng. Đường lây truyền thứ hai là từ mẹ sang con trong quá trình mang thai hoặc thời điểm sinh con nhưng y học hiện chưa có báo cáo về lây truyền qua sữa mẹ. Những đường lây truyền khác có thể có như truyền máu, quan hệ tình dục.

[box] Bé gái Việt Nam bị dị tật đầu nhỏ nghi do nhiễm Zika

Bộ Y tế đã thông báo một bé gái bốn tháng tuổi sinh sống tại Tây Nguyên bị dị tật đầu nhỏ có khả năng do nhiễm vi rút Zika từ mẹ. Nếu được xác thực, đây sẽ là trường hợp bị dị tật do Zika đầu tiên tại Việt Nam.[/box]

info-i-kfm-box

Trong tài liệu hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh do vi rút Zika của PGS.TS. Nguyễn Văn Kính thì thời gian ủ bệnh trong muỗi khoảng 10 ngày. Vật chủ là khỉ và người và tài liệu này cũng nói rõ: “Chưa sáng tỏ về mối liên quan giữa nhiễm vi rút Zika với hội chứng Guillain-Barre và tình trạng não bé ở trẻ sơ sinh”. Do vậy trường hợp bị dị tật đầu nhỏ ở Tây Nguyên còn phải được nghiên cứu, xác thực.

Theo tài liệu nói trên thì thời gian ủ bệnh vài ngày đến một tuần và khoảng 20% các trường hợp nhiễm vi rút Zika có triệu chứng lâm sàng. Đó là bệnh thường khởi phát đột ngột với các triệu chứng sốt nhẹ 37,5-380C, nổi phát ban trên da, đau mỏi người, đau đầu, đau mỏi cơ khớp, viêm kết mạc mắt. Các triệu trứng lâm sàng thường nhẹ, kéo dài 2-7 ngày.

Phòng bệnh qua muỗi đốt

  • Biện pháp phòng bệnh vi rút Zika tốt nhất hiện nay là diệt muỗi và phòng tránh muỗi đốt như mặc quần áo dài tay, ngủ màn, thoa kem chống muỗi đốt, diệt lăng quăng.
  • Phòng nhiễm bệnh qua đường truyền máu nhất là khu vực đang có sự lây truyền mạnh của vi rút Zika thì phải đảm bảo thu thập nguồn máu từ khu vực không bị ảnh hưởng bởi vi rút Zika. Trì hoãn truyền máu trong vòng 28 ngày với các trường hợp người cho máu đã được khẳng định nhiễm vi rút Zika, người cho máu có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm vi rút Zika.

Ở khu vực không có sự lây truyền của vi rút Zika thì tạm thời hoãn truyền máu trong vòng 28 ngày (gấp đôi thời gian ủ bệnh tối đa của vi rút) từ những người cho máu trở về từ khu vực có vi rút Zika đang lây truyền.

  • Phòng bệnh qua đường tình dục: tất cả bệnh nhân nhiễm vi rút Zika và bạn tình cần được cung cấp thông tin về khả năng vi rút Zika có thể lây truyền qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai và quan hệ tình dục (QHTD) an toàn như sử dụng bao cao su.

Bạn tình của những phụ nữ có thai mà đang sống hoặc trở về từ khu vực có vi rút Zika đang lây truyền cần thực hiện QHTD an toàn hoặc kiêng QHTD trong suốt giai đoạn thai kỳ. Những người đang sống trong vùng dịch cũng cần thực hiện các biện pháp QHTD an toàn hoặc kiêng QHTD. Tốt nhất, những người trở về từ vùng dịch cũng cần thực hiện QHTD an toàn hoặc kiêng QHTD ít nhất bốn tuần sau khi trở về.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cao tốc từ TPHCM ra Nha Trang có 5 trạm dừng...

0
(SGTT) - Gần 400km cao tốc từ TPHCM đến Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà đã được bố trí 5 trạm dừng nghỉ tạm. Các...

Du khách đổ về bán đảo Sơn Trà ‘săn’ hoa tím...

0
(SGTT) - Những ngày cuối tháng 4, cây thàn mát mọc tự nhiên trên bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng lại nở...

Nha khoa thực hiện 120.000 ca cấy ghép implant nay đã...

0
Là tập đoàn y tế với nhiều chi nhánh tại Hàn Quốc, nha khoa Plan vừa qua đã khai trương phòng khám tại TP....

Chiêm ngưỡng bảo vật hơn 300 tuổi ở làng nghề Thổ...

0
(SGTT) - Bức cửa võng đình làng nghề Thổ Hà, xã Vân Hà (thị xã Việt Yên, Bắc Giang) có tuổi đời hơn 300...

Check-in núi đá giữa ruộng lúa ở Đồng Nai

0
(SGTT) – Toạ lạc tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, núi đá Chữ Thập là điểm check-in quen thuộc của nhiều người trong...

Góc văn hóa Chăm tại Hội An thu hút khách quốc...

0
(SGTT) – Sau khi khám phá Thánh địa Mỹ Sơn, nhiều du khách quốc tế đã ghé thăm một không gian văn hoá Chăm...

Kết nối