Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Niên hạn 8 năm đối với taxi: Hãng nhỏ lo, hãng lớn ủng hộ

Để tránh tình trạng các doanh nghiệp taxi sử dụng xe cũ nát để chở khách, Chính phủ đã ban hành Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hoạt động taxi. Theo ghi nhận của Sài Gòn Tiếp Thị, với quy định này, các doanh nghiệp taxi lớn có tiềm lực về tài chính thì không trở ngại, còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc thực hiện không dễ dàng.

Không tác động nhiều đến doanh nghiệp lớn

Nghị định 86/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, hoạt động taxi sẽ có hiệu lực từ ngày 1-12 tới. Đối với dịch vụ taxi, tại các đô thị đặc biệt, xe taxi không được sử dụng quá 8 năm.

Ông Trần Đình Tốn, Tổng giám đốc Công ty Taxi Sài Gòn Hoàng Long, tỏ ra băn khoăn, cho rằng quy định niên hạn 8 năm đối với xe taxi là hơi ngắn. Bởi hiện nay, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực taxi đang phải gánh chịu rất nhiều chi phí, như sắp tới taxi phải gắn thiết bị in hóa đơn, thiết bị giám sát hành trình và phải có đủ số xe tối thiểu theo quy định. “Ngoài các chi phí để mua thiết bị, doanh nghiệp phải trang trải các chi phí khác như tiền lương nhân viên, đặc biệt là tiền bảo hiểm cho người lao động vì số lượng lao động trong các doanh nghiệp taxi là rất đông. Với nhiều chi phí phải trang trải đầu vào thì trong 8 năm doanh nghiệp chưa chắc đã thu hồi đủ vốn”, ông nói.

Đối với những hãng taxi lớn, có khi chưa đến 6 năm sử dụng thì xe đã được thanh lý do phải cạnh tranh với các hãng khác.
Đối với những hãng taxi lớn, có khi chưa đến 6 năm sử dụng thì xe đã được thanh lý do phải cạnh tranh với các hãng khác.

Theo ông Tốn, để doanh nghiệp có điều kiện chuyển đổi thì nên quy định thời hạn tối thiểu là 10 năm. Tuy số xe đang hoạt động của doanh nghiệp ông chưa phải chuyển đổi trong thời gian tới nhưng ông vẫn lo ngại rằng quy định này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp taxi có quy mô vừa và nhỏ.

Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, quy định này có thể gây khó khăn, còn đối với các doanh nghiệp lớn thì quy định này lại không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Theo ông Tạ Long Hỷ, Phó tổng giám đốc hãng taxi Vinasun, cho dù quy định niên hạn là 8 năm đối với đô thị đặc biệt nhưng Vinasun không có xe nào để 8 năm mới thay. Ông cho biết, vì đặc điểm của taxi là phải hoạt động hết công suất nên 4-5 năm là xe đã rệu rã và phải thanh lý. Việc quy định niên hạn 8 năm không ảnh hưởng đến doanh nghiệp ông.

Theo ông Hỷ, việc quy định như vậy sẽ buộc doanh nghiệp đổi mới phương tiện để có dịch vụ tốt hơn cho hành khách. Đối với hoạt động taxi, chất lượng xe là rất quan trọng, nếu sử dụng xe quá lâu năm thì rất khó để thu hút khách hàng. Ông cũng cho biết hiện nay Vinasun có tổng cộng 5.500 xe, riêng tại TPHCM hãng có 4.600-4.800 xe; tuy nhiên xe chỉ sử dụng 5 năm là đã thanh lý và đầu tư xe mới.

Lo vì cái hóa đơn

Về phía cơ quan quản lý, theo ông Nguyễn Văn Quyền, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam, việc quy định niên hạn đối với ô tô trong đó có taxi và xe chở khách, nhằm loại bỏ tình trạng xe cũ nát mà vẫn hoạt động. Tuy nhiên, một số ý kiến lo ngại rằng quy định niên hạn không quá 8 năm ở đô thị đặc biệt trong khi các địa phương khác lại quy định xe taxi không được sử dụng quá 12 năm thì sẽ xảy ra tình trạng xe cũ ở thành phố lớn lại tuồn về các tỉnh để hoạt động.

Ngoài quy định về niên hạn sử dụng, từ ngày 1-7-2016, xe taxi bắt buộc phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính tiền để in hóa đơn cho hành khách. Khi quy định được ban hành, phần lớn các hãng taxi đều ủng hộ và cho rằng thực hiện được như vậy là tốt cho khách hàng và cả việc quản lý của các hãng cũng như đơn vị quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, ông Hồ Huy, Chủ tịch Tập đoàn Mai Linh cho biết, hiện nay Mai Linh có gần 11.000 xe đang hoạt động, nếu đầu tư cho hệ thống in hóa đơn thì chi phí lên đến khoảng 100 tỉ đồng. Với chi phí đầu tư lớn, việc thực hiện không dễ dàng trong thời gian một năm rưỡi. Tương tự, hãng Vinasun với lượng xe khoảng 5.500 xe thì tiền đầu tư cho thiết bị in hóa đơn cũng không nhỏ. Theo các doanh nghiệp, quy định các điều kiện kinh doanh là cần thiết, tuy nhiên việc đầu tư cho nhiều thiết bị cùng một lúc sẽ làm tăng thêm chi phí, trong khi lại khó tăng giá cước.

Lê Anh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Taxi bay điện tự hành của Trung Quốc vượt lên các...

0
(SGTT) -  Mẫu taxi bay tự hành EH216-S, chở được hai người và có giá 300.000 đô la của EHang Holdings (Trung Quốc) chuẩn...

Gian lận cước taxi: Vì sao suốt 20 năm vẫn loay...

0
Các vụ gian lận bằng cách kích đồng hồ tính cước taxi (taximet) đang nóng trên báo chí và mạng xã hội trong tuần...

Tạm dừng hoạt động hai hãng taxi gian lận cước xe...

0
Sân bay Tân Sơn Nhất quyết định tạm dừng hoạt động của 2 hãng taxi có chiêu trò ăn gian giá cước. Sân bay...

Chưa thu phí taxi theo lượt khi ra vào sân bay...

0
Cảng vụ hàng không miền Nam yêu cầu Công ty cổ phần đầu tư TCP, chủ đầu tư bãi xe nhà ga quốc nội...

Xe taxi vào sân bay sẽ thu phí theo lượt

0
Từ 1-4, xe taxi vào sân bay Tân Sơn Nhất đón khách phải trả phí theo lượt từ 5.000 -15.000 đồng thay vì trả...

Hoạt động lại 1 tháng, taxi, taxi công nghệ vẫn vắng...

0
(SGTT) – Đã một tháng xe taxi và taxi công nghệ được hoạt động trở lại tại TPHCM, nhưng theo các bác tài, lượng...

Kết nối