Chủ Nhật, Tháng mười hai 15, 2024

Những điều cần biết về điều trị, chăm sóc da mặt bằng laser

(SGTT) - Laser có thể giúp cải thiện một số tình trạng như da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, mụn, da thô ráp, da ửng đỏ (Rosacea). Có bốn phương pháp điều trị bằng laser phổ biến. Mỗi loại khắc phục từng tình trạng da khác nhau. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng phù hợp với tất cả mọi người. 

Nguyên tắc hoạt động của laser trong điều trị da

Có khoảng 10 loại tia laser được sử dụng để điều trị da. Mặc dù chúng hoạt động tương tự nhau nhưng lại mang đến những hiệu quả khác nhau. Các tia này hoạt động bằng cách phát ra một chùm ánh sáng rất hẹp, trong đó tất cả các sóng ánh sáng được tạo ra đều có bước sóng tương tự nhau. Các nhiễm sắc thể trên da sẽ hấp thụ ánh sáng này và chuyển nó thành nhiệt để tạo ra hiệu ứng mong muốn.

Laser giải quyết những vấn đề nào về da?

Tình trạng ửng đỏ của da (Rosacea)

Tiến sĩ Anjali Mahto cho biết, các laser mạch máu như xung nhuộm hoặc Nd:Yag có thể được sử dụng để điều trị vết đỏ và giãn tĩnh mạch trên mặt. Bằng cách phát ra một chùm ánh sáng màu vàng tinh khiết, da hấp thụ và chuyển thành nhiệt làm giảm các tĩnh mạch bị đứt và những bệnh liên quan đến bệnh Rosacea.

Ảnh minh hoạ

Tăng sắc tố và đốm lão hóa trên da

Các loại laser như Q-switched Nd:Yag và Alexandrite có thể được sử dụng để điều trị chứng tăng sắc tố như đồi mồi. Ngoài ra, laser IPL và BBL là một lựa chọn tốt để bắt đầu để giải quyết vấn đề về sắc tố hoặc mẩn đỏ. Chúng rất tốt cho vùng da tổn thương do ánh nắng mặt trời, đốm nâu, mao mạch quanh mũi và má.

Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, tăng sắc tố sau viêm (PIH) có thể xảy ra do phản ứng với tình trạng viêm trên da sau khi điều trị bằng laser, đặc biệt ở những loại da sẫm màu hơn. Do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để có thể chọn công nghệ và phương pháp tốt nhất cho mình.

Kết cấu và tông da

Đây là lúc tia laser xâm lấn (ablative lasers) phát huy tác dụng. Carbon dioxide (thường được gọi là 'carbon peel') và Erbium thường được coi là loại laser giúp tái tạo bề mặt da, nhằm cải thiện kết cấu và tông màu tổng thể của da, cũng như trị sẹo do mụn, chấn thương hoặc do phẫu thuật. Loại laser này hoạt động bằng cách thúc đẩy quá trình sản xuất collagen mới giúp hỗ trợ da và làm da trở nên săn chắc.

Chăm sóc da mặt bằng laser có đau không?

Có thể, người dùng sẽ gặp một số khó chịu nhẹ trong quá trình thực hiện, chẳng hạn như cảm giác hơi nóng hoặc châm chích nhẹ. Tuy nhiên, cường độ của cảm giác này có thể khác nhau tùy thuộc vào loại tia laser được sử dụng và khả năng chịu đau của từng người. Tuy nhiên, điều đáng mừng là khi điều trị bằng phương pháp này diễn ra trong thời gian ngắn nên bạn sẽ vơi đi bớt phần nào sự khó chịu.

Ảnh minh hoạ

Những điều cần làm sau khi thực hiện laser

  • Làm dịu và cấp ẩm cho da: Bước này giúp giữ nước lại cho da sau khi điều trị. Tuy nhiên bạn nên dùng gì thì phải theo chỉ định của bác sĩ vì không phải thành phần nào trong các loại kem dưỡng ẩm đều tốt cho làn da lúc này của bạn.
  • Tránh nóng: Việc tiếp xúc với nhiệt sau khi thực hiện laser có thể gây hiệu quả không tốt cho làn da của bạn. Chuyên gia khuyên rằng, bạn nên tránh rửa mặt, tắm bằng nước nóng hay xông hơi. Thay vào đó, sử dụng nước mát sẽ làm làn da của bạn dịu lại sau khi điều trị.
  • Tránh nắng: Bạn cần chống nắng nghiêm ngặt sau khi điều trị da bằng laser, vì lúc này da sẽ trở nên rất nhạy cảm với tia UV. 
  • Tránh dùng tẩy tế bào chết có chứa axit và retinoids
  • Không hút thuốc: Theo các chuyên gia, những người không hút thuốc thường có kết quả tốt hơn những người hút thuốc, vì hành động này có thể làm vết thương khó lành.

Hoa Trà tổng hợp

Theo Harper's Bazaar, InStyle

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Kết nối