Thứ Ba, Tháng Tư 30, 2024

Nhiều hiệp hội doanh nghiệp đề xuất giảm mức đóng bảo hiểm xã hội

(SGTT) – Nhóm 13 hiệp hội doanh nghiệp gửi kiến nghị đến bộ, ngành liên quan về việc quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm còn cao. Theo đó, những đơn vị này đề nghị giảm mức đóng quỹ bảo hiểm xã hội xuống 20%, giảm tỉ lệ đóng bảo hiểm thất nghiệp của cả người lao động và doanh nghiệp xuống tổng 1%.
Theo các hiệp hội doanh nghiệp, tuy giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn đảm bảo lương hưu và có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu cuộc sống cho người lao động. Ảnh: TL

Mới đây 13 hiệp hội doanh nghiệp đã gửi kiến nghị cho các bộ, ngành liên quan về việc Dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) có quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm còn cao và các quyền lợi của người lao động nghỉ hưu sớm chưa phù hợp, TTXVN đưa tin.

Cụ thể, trong Dự thảo Luật Bảo hiểm Xã hội (sửa đổi) có quy định đối với người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng lao động, tỷ lệ đóng bảo hiểm bắt buộc gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp vẫn giữ như Luật Bảo hiểm Xã hội 2014. Như vậy, tính chung tỷ lệ đóng của cả người lao động và người sử dụng lao động là 32%.

Nhóm hiệp hội tính toán, tổng mức đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội năm 2007 chỉ là 23%, song từ năm 2017 tăng lên thành 32%. Bên cạnh đó, lương tối thiểu vùng năm 2022 cao gấp 10 lần so với thời điểm 2007.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động ở Việt Nam đang cao hơn nhiều nước khác như Malaysia, Ấn Độ, Indonesia, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, Bangladesh…

Trên cơ sở này, các hiệp hội đề nghị giảm mức đóng quỹ bảo hiểm xã hội xuống 20%, theo đó người lao động chỉ đóng 5%, còn người sử dụng lao động đóng 15%.

Đối với bảo hiểm thất nghiệp, nhóm hiệp hội đề xuất giảm tỉ lệ đóng của cả người lao động và doanh nghiệp xuống tổng 1% và có lộ trình giảm tiếp thay vì mỗi bên 1% như hiện nay. Đối với bảo hiểm y tế, người lao động đóng 1% và người sử dụng lao động đóng 2%.

Như vậy, tỷ lệ đóng của người lao động sẽ là 6,5% cho các khoản bảo hiểm; người sử dụng lao động đóng 17,5% (mỗi bên giảm 4% so với hiện nay). Ngoài ra, theo các hiệp hội doanh nghiệp, tuy giảm tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội nhưng vẫn đảm bảo lương hưu và có thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu cuộc sống cho người lao động.

Trúc Đào

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đề xuất bổ sung nhóm người tham gia bảo hiểm thất...

0
(SGTT) -  Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất mở rộng nhóm người và linh hoạt mức đóng bảo hiểm thất...

Cận Tết cùng khó khăn kinh tế, nhiều người đổ xô...

0
(SGTT) – Mất việc làm, thu nhập sụt giảm hoặc lo ngại ‘mất quyền lợi’ khi Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) dự...

Doanh nghiệp e ngại thiếu hụt lao động nếu cho phép...

0
(SGTT) - Trước tình trạng số người rút Bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần ngày càng tăng, vừa qua, Bộ Lao động Thương...

Cảnh báo tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm...

0
(SGTT) – Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thời gian vừa qua, đơn vị này đã phát hiện, xử lý các hànhvi lạm dụng,...

Phương án mới về rút bảo hiểm xã hội một lần

0
Trong nỗ lực thiết kế chính sách nhằm hạn chế người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, ban soạn thảo dự...

Doanh nghiệp trốn, chậm đóng bảo hiểm xã hội: vẫn khó...

0
Tình trạng doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội không chỉ làm ảnh hưởng khả năng chi trả của ngành bảo hiểm...

Kết nối