Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Nhập khẩu rau quả, khó mà dễ

NGỌC HÙNG –

Quy trình thủ tục nhập khẩu rau quả của Việt Nam được đánh giá là chặt chẽ, theo đúng những thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những lỗ hổng mà doanh nghiệp có thể khai thác để đưa rau quả qua lại dễ dàng.

Quy định chặt chẽ

image-0-02-01-c8ca22466c8cd6e5354a11618682f45dc25b7e4f33f35c6b5efe55e3721d39b7-VXuất nhập khẩu trái cây qua cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn. Ảnh: Văn Phúc

Theo Cục Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), với những quy định về thủ tục xuất nhập khẩu thực vật, đặc biệt là trái cây tươi vào Việt Nam rất chặt chẽ. Trước tiên, loại trái cây muốn nhập có nằm trong danh mục hàng xuất xuất nhập khẩu vào Việt Nam hay không.

Theo Thông tư 156/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu, trái cây tươi các loại được phân vào mục quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc họ cam quýt hoặc các loại dưa. Và căn cứ theo Thông tư 30/2014/TT-BNNPTN, đây là những sản phẩm nằm trong danh mục thuộc diện kiểm dịch thực vật, phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Như vậy, những loại trái cây mà Việt Nam đang nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ, Úc… đều phải được kiểm dịch thực vật, tức là đã đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm.

Ngoài những thủ tục bắt buộc doanh nghiệp nhập khẩu phải đăng ký với cơ quan chức năng, Việt Nam cũng có thể kiểm tra các trang trại, cơ sở đóng gói, bao bì xem có đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm tại quốc gia đó trước khi cấp phép bán vào thị trường nội địa. Mới đây nhất, Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT đã kiểm tra một loạt các trang trại trồng táo, cơ sở đóng gói tại Ba Lan trước khi cấp phép cho các doanh nghiệp nước này đưa táo vào Việt Nam.

Điều này cũng tương tự như việc Mỹ, Úc hay Nhật Bản cử chuyên gia sang Việt Nam để đánh giá các mối nguy hại trước khi chính thức cho trái cây Việt Nam xuất khẩu vào những thị trường này. Theo bà Thu Hiền, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu 2 thuộc Cục Bảo vệ thực vật, việc các quốc gia cử đoàn kiểm tra các trang trại, cơ sở sản xuất của nước khác để đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn an toàn thực phẩm là một thông lệ bình thường trong giao thương quốc tế.

Theo đánh giá của một thành viên trong Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit), những quy định hiện nay của Việt Nam là chặt chẽ nhưng thực tế vẫn có những “lỗ hổng” trong thực hiện, đặc biệt là những sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia có chung biên giới như Lào, Campuchia và Trung Quốc. Đa phần các sản phẩm nông sản xuất, nhập khẩu giữa thương nhân hai nước là qua đường tiểu ngạch.

Dễ đường tiểu ngạch

Thực ra, xuất khẩu tiểu ngạch đều qua các cửa khẩu, và ở đây các bên đều đưa ra giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Song trên thực tế, không phải vì thế mà các sản phẩm nhập về Việt Nam đều an toàn. Cụ thể, tháng 5-2014, Cục Quản lý chất lượng nông lâm và thủy sản (Nafiqad) công bố 17 lô hàng rau, quả của Trung Quốc xuất sang Việt Nam bị phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật vượt quá mức quy định. Một tháng sau, phía Trung Quốc cũng ra một thông báo, mặt hàng chuối và thanh long của Việt Nam xuất sang nước này có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật quá mức cho phép. Chuối và thanh long là những mặt hàng trái cây chủ yếu xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu trái cây tiểu ngạch qua Trung Quốc cho biết, thường khi đến một mùa thu hoạch trái cây nào đó, phía đối tác sẽ gọi điện thoại trao đổi về số lượng và giá cả. Sau đó, ông chạy xe đi các địa phương để gom đủ hàng rồi thuê xe tải chở ra một số cửa khẩu ở phía Bắc, kiểm tra, giao hàng, nhận tiền rồi mua hàng nông sản của bên ấy chở về.

Với nhiều năm kinh doanh theo tiểu ngạch, vị này cho biết thực ra, Trung Quốc hay Việt Nam đều có những quy định về kiểm dịch về an toàn thực phẩm hiện nay đối với rau quả nhập khẩu khá chặt chẽ. Nhưng ở một khía cạnh nào đó, các bên đều tạo điều kiện cho nhau để hàng hóa thông quan một cách dễ dàng. Và chỉ khi nào có những vấn đề lớn liên quan an toàn thực phẩm thì các bên mới siết chặt kiểm tra hàng hóa.

Theo Vinafruit, trong sáu tháng đầu năm nay, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu rau quả lớn nhất của Việt Nam, với tổng giá trị xuất khẩu khoảng 804 triệu đô la Mỹ, chiếm 69,5% tổng giá trị xuất khẩu. Trong danh sách 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc đứng đầu, tiếp đó là Hàn Quốc với tỷ lệ chiếm chưa đến 3,9%, tương đương khoảng hơn 44,6 triệu đô la Mỹ.

Ngược lại, giá trị nhập khẩu rau quả của Việt Nam từ thị trường Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm khoảng 81 triệu đô la Mỹ, tương đương 23% tổng giá trị nhập khẩu, xếp thứ hai chỉ sau Thái Lan.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

CLB Doanh nhân 2030 thăm và trò chuyện cùng doanh nghiệp...

0
Chiều 16-4, CLB Doanh nhân 2030 - thành viên Saigon Times Club thuộc Tạp chí Kinh tế Sài Gòn, đã tổ chức buổi luận...

Anh đào cuối mùa khoe sắc tại thành phố Kanazawa, Nhật...

0
(SGTT) – Những ngày giữa tháng 4, thành phố Kanazawa – thủ phủ của tỉnh Ishikawa, Nhật Bản đang bước vào những ngày cuối...

Những điều nên làm để giữ sức khỏe mùa nắng nóng

0
Trong thời gian tới, nắng nóng có khả năng tiếp tục xuất hiện nhiều đợt và gay gắt hơn trung bình nhiều năm qua....

Thổi bùng vị giác với nồi lẩu gà chanh ớt trưa...

0
(SGTT) – Thịt gà là thực phẩm quen thuộc với nhiều người bởi giá hợp lý, chế biến được nhiều món. Hôm nay, loại...

Đến Hòa Bình khám phá hồ Sam Tạng

0
(SGTT) – Cách thị trấn Mai Châu khoảng 15km, hồ Sam Tạng là điểm check-in chưa được nhiều du khách biết đến khi ghé...

Bữa sáng Sài Gòn: Ghé quán cháo lòng gia truyền 80...

0
(SGTT) - Nổi tiếng với món cháo lòng gia truyền hơn 80 năm, quán bà Út nằm ngay trung tâm quận 1 là điểm...

Kết nối