Thứ Sáu, Tháng Tư 19, 2024

“Nhà máy nước” về các tỉnh hạn mặn

CHÍNH PHONG – 

Cơn hạn và xâm nhập mặn khốc liệt nhất trong vòng 100 năm một mặt đang gây thiệt hại nặng nề trong nông nghiệp, mặt khác đang khiến người dân các tỉnh miền Tây Nam bộ và Tây Nguyên bị thiếu nước ngọt sinh hoạt trầm trọng. Nhiều người phải mua máy xử lý nước mặn hoặc nước lợ thành nước ngọt, và theo đó loại thiết bị này cũng đang được bán khá chạy.

Chi phí đầu tư cao

Ong-Le-Van-Khoat-gioi-thieu-may-loc-xu-ly-nuoc-man-thanh-nuoc-ngot-1Ông Lê Văn Khoát giới thiệu máy lọc xử lý nước mặn thành nước ngọt.

“Mấy tháng nay thiếu nước sinh hoạt, chúng tôi phải mua nước với giá 150.000 đồng/m3 dùng tằn tiện, nghe nói hạn còn kéo dài đến tháng 6 thì chịu không nổi”, anh Việt ở Hải Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre cho biết. Cách đây nửa tháng, anh Việt cùng mấy người trong họ hàng hùn tiền mua một máy lọc nước lợ thành nước sạch với công suất lọc 250 lít/giờ. “Mỗi ngày chạy 20 giờ ra 4-5 m3 nước, đủ dùng cho mấy hộ hùn tiền mua máy và còn dư bán lại cho bà con xung quanh với giá 50.000 đồng/m3”, anh nói.

Trên thị trường, các công ty cung cấp máy xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt đang “bận rộn” hơn. “Một tháng qua, chúng tôi bán được hơn 20 máy, chủ yếu về Bến Tre, đơn hàng ở các tỉnh khác cũng đang được triển khai”, ông Lê Đình Dương, Giám đốc Công ty cổ phần Khoa học môi trường Việt Nhật cho biết.

Công ty của ông Dương chủ yếu nhập khẩu linh kiện từ Mỹ, Ý, Hàn Quốc về lắp ráp máy lọc. Dòng máy bán chạy nhất hiện nay của công ty là máy lọc nước lợ với công suất 250 lít/giờ, giá bán 75 triệu đồng, dùng cho các địa phương có nguồn nước lợ, có độ mặn khoảng 3-4 g muối/1 kg nước (3-4 ppt hoặc 3-4 phần ngàn). Với những nơi có nguồn nước mặn hơn (từ 6 ppt trở lên), ông Dương khuyên sử dụng máy công suất lọc 80 lít/giờ, giá bán 85 triệu đồng.

Trước đây, Công ty Việt Nhật có nhập khẩu nguyên chiếc máy lọc hiệu Aqua Whisper từ Mỹ về bán, chiếc máy loại này thiết kế đẹp, nhỏ gọn, dễ di chuyển nhưng giá lên đến 450 triệu đồng. “Vì giá quá cao, bán rất chậm nên hiện nay chúng tôi không nhập loại máy này nữa”, ông Dương cho biết.

Một đơn vị khác là Công ty Năng lượng xanh Kim Hồng từng lắp đặt hệ thống lọc nước mặn cho nhiều đơn vị ở Vũng Tàu, nhà giàn DK1 ngoài khơi Trường Sa, cảnh sát biển vùng 3… gần đây cũng bán nhiều bộ máy lọc ở các tỉnh miền Tây. Theo ông Lê Văn Khoát, Giám đốc Công ty Kim Hồng, chất lượng nước lọc đạt quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT về chất lượng nước ăn uống do Cục Y tế dự phòng và Môi trường biên soạn, được Bộ Y tế ban hành.

Tùy theo yêu cầu đặt hàng của khách mà Công ty Kim Hồng cung cấp các loại máy lọc, nhỏ nhất là máy có công suất lọc 50 lít/giờ với giá bán 50 triệu đồng. Nếu máy lớn cỡ 20 m3/giờ (gần 500 m3/ngày) thì chi phí thiết bị nhập về từ 800.000 đến một triệu đô la Mỹ. Ông Khoát tính toán, để lọc ra được 1 m3 nước ngọt cần 7 kWh điện, tức vào khoảng 14.000 đồng; khấu hao thiết bị giá 50 triệu đồng trong 20 năm; mỗi năm chi phí bảo dưỡng máy 1,2 triệu đồng; cộng với lương một công nhân vận hành máy 3,7 triệu đồng/tháng, tổng cộng tất cả các khoản chi để sản xuất ra 1 m3 nước ngọt là 19.000-22.000 đồng; vẫn rẻ hơn so với nước ngọt giá “chợ đen”.

Song, cả ông Khoát và ông Dương đều thừa nhận rằng khách hàng hiện tại của họ phấn lớn là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. “Ít hộ cá thể sắm máy vì giá đầu tư ban đầu khá cao. Tuy nhiên, chúng tôi không thể sản xuất máy rẻ hơn được nữa vì các thiết bị đều phải nhập ngoại. Hiện tại có một số hộ cá thể bắt đầu đắn đo mua máy nhằm phục vụ cho nhu cầu của họ và bán ra cho các hộ xung quanh. Tôi nghĩ mỗi Thôn vùng xa trung tâm huyện lỵ dùng một máy có thể được”, ông Dương nói.

[box type=”download”] Theo báo cáo mới đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 155.000 gia đình ở miền Tây Nam bộ với khoảng 575.000 người bị thiếu nước ngọt. Có những nơi, nước ngọt dùng cho sinh hoạt được bán với giá lên tới 150.000 đồng/m3.[/box]

Đâu có nắng, đó có nước ngọt

Một giải pháp nữa để biến đổi nước mặn, nước lợ thành nước ngọt là dùng tấm khử muối bằng năng lượng mặt trời Carocell của hãng F Cubed từ nước Úc. Một số công ty trong nước như Kim Hồng, Tabico đã nhập tấm này về để lắp đặt tại các địa phương, với giá 8,5 triệu đồng một tấm rộng 3 m2, rẻ hơn so với máy lọc nước.

Nguyên lý vận hành của tấm Carocell là dùng nhiệt mặt trời chưng cất nước, nước mặn đưa vào giữa tấm Carocell, nhờ nhiệt mặt trời, các phần tử nước sạch sẽ bốc hơi và ngưng tụ lại ở phía dưới mặt tấm Carocell được thu về một đường riêng, nước thải thu về một đường khác. Lý thuyết của phương pháp chưng cất này không mới nhưng trên thế giới rất ít hãng sản xuất tấm Carocell vì họ không tối ưu được vật liệu.

[box type=”download”] Hoạt động của máy xử lý nước mặn thành nước ngọt dựa trên nguyên lý thẩm thấu ngược (Reverse Osmosis) với màng lọc RO có vô số lỗ rất nhỏ, nhỏ tới 1 nanomet (tức là bằng 1 phần triệu milimet). Đầu tiên nước mặn được bơm vào các màng lọc thô bằng chất liệu polipropylen có kích cỡ lỗ 1 đến 5 micromet (bằng 1 phần ngàn milimet) để loại bỏ các tạp chất như rong rêu, kim loại, huyền phù… cho ra nước mặn sạch. Sau đó nước này qua một máy nén áp suất cao để đẩy qua màng lọc RO, qua màng này thì các phân tử muối, ion muối, vi khuẩn sẽ bị giữ lại.

Tùy theo độ mặn của nước đầu vào mà máy thu hồi được tỷ lệ nước ngọt đầu ra khác nhau. Ví dụ, nếu nước có độ mặn 5 ppt thì chạy 3.000 lít nước mặn ra 990 lít nước ngọt. Tiếp tục lấy nước mặn gom lại sau khi chạy lần một kể trên là 2.010 lít (3.000 trừ đi 990) để cho chạy lần hai, lúc này 2.010 lít nước mặn ở độ 7,46 ppt. Chạy lần hai này cho ra được 663 lít nước ngọt nữa. Cứ dùng nước mặn gom lại sau mỗi lần chạy để chạy lần kế tiếp cho đến khi nước quá mặn vượt quá khả năng xử lý của máy thì thôi.[/box]

Giá rẻ hơn máy lọc nên hiệu suất của tấm Carocell cũng thấp hơn. Hiện thị trường phổ biến hai loại sản phẩm là Carocell 3000 có diện tích bề mặt 3 m2, trọng lượng 20 kg, thu được 20 lít nước/ngày ở nhiệt độ 30 độ C; loại Carocell 6000 có diện tích 6 m2, nặng 30 kg, thu được 40 lít/ngày ở nhiệt độ 30 độ C. Tuy hiệu suất thấp nhưng tấm Carocell không cần người vận hành, không tiêu thụ điện. Nhiều trường học, công sở ở Phú Yên, Đồng Tháp… đã sử dụng tấm Carocell.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Kết nối