Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Nhà hàng không bóng người phục vụ

THÁI HÀ –

Nhà hàng Eatsa ở thành phố San Francisco rất đông khách xếp hàng vào giờ ăn trưa nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của người phục vụ, người ghi phiếu gọi món hay người thu ngân nào, cũng không thấy người nấu ăn đâu. Nhà hàng này tự động hóa mọi khâu.

Bước vào nhà hàng này, bạn chọn đồ ăn trong số 8 loại quinoa (diêm mạch, một loại hạt gần giống ngũ cốc mọc nhiều ở Nam Mỹ) với giá 6,95 đô la Mỹ mỗi chén trên một trong số nhiều máy iPad đặt ở đó. Đặt đồ ăn, trả tiền bằng thẻ tín dụng trên iPad, màn hình iPad sẽ hiện lên một con số cho biết bạn sẽ nhận thức ăn ở hộc nào bên khu nhận đồ ăn. Đến khu nhận đồ ăn chờ, khi đèn hộc nhận thức ăn sáng, bạn chỉ cần hai cái chạm ngón tay là có thể lấy đồ ăn ra. Không một bóng người phục vụ.

Khách hàng tại nhà hàng Eatsa lấy thức ăn từ các quầy bán hàng tự động. Ảnh: Eatsa
Khách hàng tại nhà hàng Eatsa lấy thức ăn từ các quầy bán hàng tự động. Ảnh: Eatsa

Với những người lạc quan, đây là cách phục vụ hiệu quả và ít tốn kém. Với người bi quan, đây là ví dụ mới nhất về việc máy móc đánh cắp công việc của con người. Còn một số khác đây quả là thiên đường vì không cần phải tiếp xúc với ai.

Ông chủ của Eatsa là David Friedberg, một người làm trong ngành công nghệ và là chủ Tập đoàn Climate Corp giúp nông dân khắp thế giới nâng cao sản lượng, bảo vệ mùa màng, cho rằng quinoa có nhiều protein hơn động vật. Nhà hàng ở San Francisco là nhà hàng quinoa tự động đầu tiên mà ông Friedberg dự định mở trên khắp nước Mỹ.

“Chúng tôi muốn mọi thứ tự động để tăng tốc độ phục vụ, giảm giá thành, bán quinoa rẻ hơn cho thực khách nhằm giúp mọi người thay đổi thói quen ăn uống”, ông nói.

Tự động hóa là điều không tránh nổi trong nhiều ngành. Nhiều ngành chế tạo, sự xuất hiện của con người ngày càng ít. Ở ngành ăn uống cũng vậy: đặt bàn qua mạng, yêu cầu được tới thẳng nhà bếp một cách điện tử, hóa đơn được trả qua iPad… Nhưng không có người phục vụ thì mới chỉ lần đầu ở Eatsa.

Ông Friedberg nói rằng trong nhà bếp của ông cũng tự động hóa song ông từ chối tiết lộ chi tiết.

Ông Friedberg ở bên những người lạc quan, nghĩ rằng tự động hóa có lợi cho cả xã hội, dù nó làm tổn thương một bộ phận nhỏ. “Chúng ta có thể ngồi tranh cãi cả ngày về chuyện tiền lương thấp của những người làm việc ở các nhà hàng, tôi nghĩ điều này không hay. Nếu bạn tăng năng suất, tiền tiết kiệm sẽ thuộc về người tiêu dùng và họ sẽ dùng phần đó để chi tiêu thứ khác”.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Ngân hàng số Cake thêm tính năng mã khóa bảo vệ...

0
Nhằm tăng cường thêm độ bảo mật cho người gửi tiết kiệm, Ngân hàng số Cake by VPBank vừa thêm tính năng bảo mật...

Trải nghiệm bánh bèo Huế, giá chỉ 35.000 đồng ở chợ...

0
(SGTT) - Bánh bèo là món ăn đặc trưng vùng miền Việt Nam, có nhiều cách biến tấu tùy thuộc mỗi địa phương. Trong...

Dòng người hối hả về quê, các cửa ngõ TPHCM bắt...

0
(SGTT) – Từ chiều 26-4, ngày làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ lễ 30-4, tại sân bay Tân Sơn Nhất, ga Sài Gòn,...

TPHCM có đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng...

0
(SGTT) - Theo Sở Y tế TPHCM, các cơ sở thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng trên địa bàn đã có đủ...

Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp có hướng dẫn phát triển...

0
(SGTT) - Lần đầu tiên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tài liệu tập huấn phát triển mô hình du...

Yêu cầu bàn giao 8 dự án cao tốc Bắc –...

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Ban Quản lý dự án hoàn thiện các thủ tục liên quan để sớm bàn...

Kết nối