Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Nguy cơ đột quỵ từ cuộc sống của những “cú đêm”

(SGTTO) – Chỉ mới xảy ra cách đây vài ngày nhưng câu chuyện buồn về một nhà dựng phim trẻ tuổi đột tử vì làm việc quá sức vẫn còn làm giới truyền thông day dứt và lo sợ.

Không lo sợ sao được khi còn rất nhiều người vẫn đang ngày đêm làm công việc bào mòn sức khỏe của họ. Biết là có hại cho sức khỏe và thậm chí hiểu rõ cơn đột quỵ có thể ập đến với họ bất cứ lúc nào, nhưng những người thường xuyên làm việc thâu đêm vẫn không thể dừng lại.

Cách đây khoảng một tuần, nhà biên tập – dựng phim Q.D, đang làm việc ở một agency có tiếng trong lĩnh vực truyền thông, đã qua đời ở độ tuổi còn rất trẻ, 31 tuổi. Qua lời chia sẻ của đạo diễn Đào Đức Thành trên trang facebook cá nhân của anh, anh Q.D là người rất yêu công việc, làm việc rất có trách nhiệm và tận tụy với nghề. Có lẽ vì thế mà anh luôn dốc toàn bộ sức lực để hoàn thành nhiều dự án đúng thời hạn giao cho khách hàng. Làm việc cả ngày ở công ty, tối về anh tiếp tục ngồi dựng phim đến 3-4 giờ sáng mới xong.

Chỉ những người trong nghề truyền thông mới hiểu cảm giác áp lực của nghề nhiều như thế nào. Cuộc sống của họ thường xoay quanh việc thức trắng 1-2 đêm, ăn uống qua loa, ngủ tạm vài tiếng, nốc hết ly cà phê này đến ly cà phê khác, nam giới thường đốt thuốc lá liên tục, làm việc đến đuối sức cũng ráng tỉnh táo để kịp tiến độ. Tôi cũng từng làm truyền thông trong nhiều năm, dù đã chuyển sang nghề khác nhưng nỗi ám ảnh khi bị khách hàng réo gọi giữa đêm khuya vẫn còn đó hay cảm giác gần như không ăn, không ngủ, áp lực đến nghẹt thở trong khi chạy chương trình.

Về trễ, thức khuya nên hình thành thói quen tắm tối khiến nguy cơ đột quỵ của những người này càng tăng cao.

Trong các vị trí của ngành truyền thông, thiết kế là nghề chuyên làm về đêm vì ban đêm sự sáng tạo và cảm hứng được phát huy tốt hơn là ban ngày. Họ được xem là “cú đêm” chính hiệu khi làm việc ở mức tập trung cao độ thâu đêm suốt sáng, cộng thêm lối sống chỉ biết đến cà phê, thuốc lá, mì gói khiến người thiết kế cũng nằm trong danh sách nhóm có nguy cơ đột quỵ cao.

Ngoài lĩnh vực truyền thông, một số vị trí ở các lĩnh vực khác cũng có nguy cơ đột quỵ không kém vì áp lực công việc quá cao như người làm trong lĩnh vực tài chính, kế toán hay những người làm trong công ty nước ngoài, thường hay liên lạc với đối tác ở nước ngoài vào buổi tối do lệch múi giờ hoặc những người làm việc ở bệnh viện…

Dù biết rằng do gánh nặng cơm áo gạo tiền hay do yêu cầu của nghề nghiệp mà mình theo đuổi mà nhiều đang đánh đổi sinh mạng của mình. Tuy nhiên, họ có thể qua được ngày hôm nay một cách an toàn, thế còn ngày mai thì sao, không ai biết được.

Mượn câu nói của đạo diễn Đào Đức Thành thay lời kết: “Đôi khi chúng ta chỉ ước là có thể quay lại thời gian 1-2 ngày trước, để nói với nhau rằng em chăm sóc lấy bản thân nhé, đừng vì công việc mà quá sức. Về sớm đi, ngủ chút đi! và như vậy câu chuyện buồn hôm nay đã không xảy ra”.

Thu Hằng

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Loạn giá dịch vụ tầm soát đột quỵ, hiểu đúng để...

0
(SGTT) – Hiện nay, nhiều cơ sở y tế đang quảng cáo rầm rộ các gói dịch vụ tầm soát đột quỵ với giá...

Bản tin 360 độ sống khoẻ: Nhận biết thời điểm ‘giờ...

0
(SGTT) - Theo các bác sĩ, đột quỵ não là một cấp cứu y khoa, thực hiện càng sớm càng có lợi cho người...

TPHCM: Ứng dụng trí tuệ nhân tạo cứu sống 48% bệnh...

0
Theo bác sĩ Trần Văn Sóng, Phó giám đốc Bệnh viện Nhân dân 115 (TPHCM), trong vòng 3 năm ứng dụng trí tuệ nhân...

60% người sống sót sau đột quỵ phải chịu cảnh tàn...

0
(SGTT) - Theo bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa, Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Quân y 175, đột quỵ giết chết...

“Mô hình trung tâm đột quỵ” của Bệnh viện Nhân Dân...

0
"Mô hình trung tâm đột quỵ" của Bệnh viện Nhân Dân 115 được Sở Y tế TPHCM đề cử vào danh mục bình chọn...

Dấu hiệu cho thấy tim của bạn gặp vấn đề khi...

0
(SGTTO) - Duy trì hoạt động thể dục thể thao là một cách tuyệt vời để giảm nguy cơ mắc bệnh tim hoặc giúp...

Kết nối