Thứ Hai, Tháng Mười 7, 2024

Người thừa, đâu phải do thiếu việc

Hữu Thái

Trong thời điểm hội nhập, các công ty, tập đoàn lớn, hơn lúc nào hết đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao tại chỗ và rõ ràng, nhu cầu này ngày càng tăng.

Thiếu kỹ năng toàn cầu

Trong nhiều năm liền, nền kinh tế Việt Nam luôn giữ được tốc độ tăng trưởng 6-7%/năm. Các tổ chức tài chính và tham mưu kinh tế thế giới như Goldman Sachs và PriceWaterhouseCoopers còn dự báo Việt Nam sẽ vươn đến tốp 20 nền kinh tế mạnh nhất thế giới đến năm 2025. Bên cạnh những tín hiệu đáng mừng như các tổ chức quốc tế đánh giá, chúng ta cũng không khỏi lo lắng một khi nền kinh tế hội nhập sâu thì câu chuyện về năng lực của nguồn nhân sự quản lý trong nước vẫn luôn là tâm điểm tại nhiều cuộc thảo luận gần đây.

Các học viên là doanh nhân đang theo học tại Viện IBM, TPHCM.
Các học viên là doanh nhân đang theo học tại Viện IBM, TPHCM.

Theo nhận định của nhiều cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam (Eurocham, Amcham, JBAV…), các doanh nghiệp quốc tế khi tiếp cận với nền kinh tế Việt Nam thường vấp phải rào cản về năng lực quản lý nguồn nhân lực tại chỗ. Ví dụ, trong ngành tài chính-ngân hàng, một nghiên cứu của Viện Nhân lực ngân hàng-tài chính trong năm 2014 chỉ ra rằng trong vòng bốn năm tới, khoảng 13.000 sinh viên tốt nghiệp ngành tài chính-ngân hàng không thể xin được việc làm. Hiện tại, có khoảng 40% sinh viên tốt nghiệp các ngành không xin được việc hoặc làm trái ngành đã học.

Các ngành nghề khác cũng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao như dệt may, vận tải hàng hóa, địa chất, quản trị kinh doanh... Các nghiên cứu phát triển kinh tế trong, ngoài nước cũng thường xuyên đề cập đến vấn đề tuyển dụng và kinh phí đào tạo lại đối với nhân sự quản lý tại Việt Nam. Đó là do khoảng cách nội địa-quốc tế trong việc đào tạo ban đầu cho các cấp quản lý tầm trung trở lên, đặc biệt trong hội nhập kiến thức và khả năng ngôn ngữ. Tổ chức nghiên cứu toàn cầu TNS đưa ra nguyên nhân là do hệ thống đào tạo chuyên ngành kinh doanh chưa chú trọng đến các kỹ năng quản trị cần thiết cho các thử thách trong môi trường kinh doanh toàn cầu…

Cần sự hợp tác đa dạng

Hiện là giám đốc một doanh nghiệp tại quận 6 (TPHCM), ông Hiếu vẫn dành ra ngày cuối tuần như một thói quen để đi học. Lớp học mà ông Hiếu tham gia là lớp chuyên về huấn luyện quản trị kinh doanh tại Viện Quản lý kinh doanh quốc tế – IBM (quận Tân Bình, TPHCM). Theo ông, sau những bộn bề công việc của một lãnh đạo đơn vị, việc học giúp ông tăng khả năng quản lý doanh nghiệp; đồng thời đạt mục tiêu hoàn thành một chương trình đào tạo sau đại học.

Để khắc phục những hạn chế về nguồn nhân lực, thời gian qua Nhà nước đã nỗ lực với nhiều giải pháp như chú trọng việc quốc tế hóa công tác đào tạo nhằm xây dựng nền tảng căn bản có khả năng thích ứng với môi trường quốc tế. Các mô hình giáo dục đại học và sau đại học về quản lý kinh doanh có yếu tố nước ngoài, các chương trình liên kết, quốc tế toàn phần ngày càng gia tăng về số lượng lẫn chất lượng. Tuy nhiên, bản thân quá trình quốc tế hóa đào tạo cũng có những hạn chế riêng đối với các chuyên ngành quản trị kinh doanh, đặc biệt là khoảng cách về văn hóa học tập, nền tảng kiến thức khác biệt và kỹ năng ngôn ngữ. Vì vậy, mặc dù sở hữu nguồn kiến thức và phương pháp tốt, nhiều chương trình quốc tế vẫn chưa truyền tải một cách có hiệu quả đến từng đối tượng. Các nghiên cứu đào tạo trong năm 2014 cho thấy, hơn 90% đối tượng tham gia chương trình đào tạo có yếu tố quốc tế tại TPHCM yêu cầu sự kết hợp linh hoạt hơn nữa về nội dung và phương pháp giảng dạy. Bởi chỉ có dưới 30% trong nhóm đối tượng này nhận định chương trình đang theo học là “hữu dụng” và “phù hợp với khả năng”.

Một giảng viên tại Viện IBM cho rằng, giải pháp giúp quá trình hội nhập tri thức kinh doanh sẽ góp phần lấp đầy những khoảng cách này, có thể ghi nhận vai trò không thể thiếu của các tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng đóng vai trò “cầu nối” nghiên cứu và chuyển giao khoa học. Ngoài nội lực tổng hợp nguồn kiến thức chuyên ngành đang được sử dụng trong nước, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng… các tổ chức giáo dục tại Việt Nam cần hợp tác nghiên cứu với các tổ chức giáo dục tiên tiến trên thế giới nhằm tổng hợp kiến thức chuyên đề một cách linh hoạt. “Để hiện thực hóa tham vọng cạnh tranh kinh tế với các quốc gia trong khu vực và thế giới, Việt Nam cần có những chiến lược đúng đắn về phát triển yếu tố con người trong quản lý, bằng các giải pháp quốc tế hóa đào tạo”, vị này nói.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Khó tìm việc sau tốt nghiệp, điểm yếu của sinh viên...

0
(SGTT) – Theo các chuyên gia, có nhiều lý do khiến sinh viên ra trường khó tìm được việc làm như thiếu kỹ năng...

TPHCM: Hàng ngàn việc làm thêm dành cho sinh viên vào...

0
(SGTT) – Năm nay nhu cầu tuyển dụng vị trí lao động thời vụ, bán thời gian, công việc ngắn hạn tăng khoảng 15%...

Quốc hội bàn về xây dựng lương tham chiếu thay thế...

0
(SGTT) -  Chính phủ đã đề xuất bổ sung quy định về khái niệm “mức tham chiếu” thay cho “mức lương cơ sở”, để...

Nhà tuyển dụng tiếp cận nhân sự Gen Z qua nền...

0
(SGTT) – Với khoảng 150 triệu người dùng, mạng xã hội Threads nhanh chóng trở thành nơi nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm...

Đi tìm ý nghĩa công việc

0
(SGTT) - Ngày càng nhiều người đi làm không chỉ để mưu sinh. Hơn thế, họ mong muốn theo đuổi một công việc có...

TPHCM sẽ dành biên chế tuyển công chức, viên chức từ...

0
(SGTT) - TPHCM sẽ điều động, luân chuyển hoặc tinh giản những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hạn chế...

Kết nối