Thứ Bảy, Tháng Tư 20, 2024

Người nước ngoài đóng BHXH cách nào hợp lý?

Thuỳ Dung – 

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) đang xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong đó bắt buộc người nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH). Tuy nhiên, nhiều người cho rằng liệu có cần thiết bắt lao động nước ngoài phải đóng BHXH để sau này hưởng lương hưu ở Việt Nam trong khi họ không có ý định ở Việt Nam trọn đời?

Người vui, kẻ buồn

O6X1GY0

Dayal Shaan (35 tuổi), người Ấn Độ, hiện đang làm giáo viên dạy yoga cho một số trung tâm thể dục thẩm mỹ tại Hà Nội. Dayal Shaan sang Việt Nam làm việc đến nay đã được 5 năm. Thời gian đầu, chế độ của các trung tâm yoga khá tốt, bao gồm việc cung cấp chỗ ở, vé máy bay đi lại, bảo hiểm y tế và một số ưu đãi khác với mức lương cố định trên dưới 30 triệu đồng/tháng.

Nhưng hiện nay, do số lượng giáo viên yoga Ấn Độ sang Việt Nam ngày càng đông nên các trung tâm này không còn ưu đãi lao động như trước nữa, có nơi chỉ trả tiền công theo mỗi buổi dạy. Để có thể kiếm được thu nhập như trước, Dayal Shaan và nhiều đồng nghiệp đã phải chạy hết trung tâm này sang trung tâm khác. Thu nhập thì có thể vẫn vậy, nhưng các phúc lợi khác như chỗ ở, vé máy bay hay các loại bảo hiểm thì không còn nữa trong khi Dayal Shaan cũng không có một loại bảo hiểm ở Ấn Độ.

Shaan kể một người bạn yoga của anh vừa bị tai nạn xe máy, hiện đang nằm ở bệnh viện Việt Đức trong tình trạng hôn mê. Số tiền từ gia đình, cộng đồng người Ấn Độ tại Việt Nam và của các học viên yoga cũng không thể đủ khi chi phí điều trị mỗi ngày mất trên 3 triệu đồng.

Khi được biết về quy định bắt buộc người lao động nước ngoài đóng BHXH từ đầu năm 2018, anh Shaan tỏ vẻ vui mừng, coi đây là chính sách nhân văn của Chính phủ. BHXH bắt buộc đối với người lao động nước ngoài gồm các chế độ ngắn hạn như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, còn dài hạn sẽ bao gồm hưu trí và tử tuất.

Điều khiến an anh còn băn khoăn là chế độ BHXH dài hạn. Shaan cho rằng, anh chỉ xác định làm việc ở Việt Nam thêm vài năm nữa rồi trở về Ấn Độ. Khi đó số tiền đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất sẽ được tính như thế nào? Liệu có rút được không, và nếu rút một lần có thiệt thòi quá không?

Khác với Shaan, Ryan Lee, Giám đốc một doanh nghiệp khuôn mẫu của Hàn Quốc, lại đang lo lắng với quy định mới này. Ông cho rằng quy định này sẽ làm phát sinh một khoản chi phí không hề nhỏ cho công ty. Hiện nay số lao động Hàn Quốc tại công ty ông khoảng 20 người, ai cũng có mức lương khoảng 26 triệu đồng, cao hơn nhiều so với mức trần đóng BHXH bắt buộc.

Ông Lee nhẩm tính chi phí mỗi năm nộp BHXH bắt buộc cho người lao động nước ngoài của công ty lên tới hơn 1 tỉ đồng. Không chỉ vậy, nhiều lao động Hàn Quốc khi sang Việt Nam làm việc đã phải đóng BHXH ở quê nhà nên việc đóng thêm BHXH ở Việt Nam sẽ khiến doanh nghiệp phải đóng hai lần BHXH.

Theo Bộ LĐTB&XH, số lao động Hàn Quốc làm việc ở Việt Nam khoảng 15.000 người, chiếm 18,3% tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam và chỉ đứng sau Trung Quốc. Tổng chi phí BHXH cho số lao động này sẽ là gánh nặng lớn đối với các công ty Hàn Quốc tại Việt Nam.

Còn nhiều băn khoăn

Bà Mai Thúy Hằng, Giám đốc giải pháp nhân sự Công ty Navigos Search, thuộc tập đoàn cung cấp dịch vụ tuyển dụng nhân sư Navigos Group Việt Nam, cho rằng việc thực hiện chính sách BHXH cho người nước ngoài đang tồn tại một số băn khoăn như giáo viên dạy tiếng Anh theo giờ thì nên tính theo chế độ BHXH thế nào? Trường hợp người lao động nước ngoài nghỉ việc để về nước một, hai tháng (thường trong kỳ nghỉ lễ), BHXH sẽ tính ra sao?

Ngoài ra, quá trình thực thi chính sách sẽ có nhiều trở ngại. Các quy trình, thủ tục sẽ có sự thay đổi lớn khi có yếu tố người nước ngoài tham gia và phát sinh thêm nhiều điều bất cập mà những nhà làm chính sách có thể chưa thể lường trước được. Chưa kể, dịch vụ và cơ chế tổ chức để thực hiện các chế độ BHXH liệu có thể đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người lao động nước ngoài hay không? Đặc biệt là các dịch vụ y tế, quy trình làm thủ tục, cách thức yêu cầu nhận quyền lợi.

“Trước mắt, chúng ta có thể thấy doanh nghiệp bắt buộc phải có nhân viên đi theo hỗ trợ phiên dịch cho đối tượng liên quan, hoặc Chính phủ phải cân nhắc bố trí đội ngũ phiên dịch ngay tại văn phòng BHXH và các cơ sở dịch vụ công”, bà Hằng nói.

Còn theo ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó chủ tịch Hiệp hội xuất khẩu lao động Việt Nam (VAMAS), nguyên Vụ trưởng Vụ BHXH, Bộ LĐTB&XH, trước mắt nên chỉ áp dụng chế độ BHXH ngắn hạn, tức ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chưa nên áp dụng các chế độ BHXH dài hạn như hưu trí và tử tuất. Vì trên thực tế, đa số người nước ngoài không có nhu cầu sống và hưởng lương hưu ở Việt Nam.

Hơn nữa, theo thống kê của VAMAS, hiện lao động Việt Nam đi làm việc ở trên 40 quốc gia và lãnh thổ, 90% số lao động trung chủ yếu ở các thị trường Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Tại các nước này, người lao động Việt Nam chỉ phải đóng các chế độ BHXH ngắn hạn như hiểm y tế, bảo hiểm lao động, bảo hiểm tai nạn lao động, mà không phải đóng bảo hiểm hưu trí và tử tuất. Chỉ riêng ở Nhật Bản, người lao động phải tham gia bảo hiểm hưu trí bắt buộc, tức bảo hiểm dài hạn với mức đóng theo cơ cấu chủ sử dụng lao động và người lao động là 50/50. Đến khi về nước, lao động Việt Nam sẽ nhận được khoản trợ cấp một lần tùy theo mức đóng và thời gian đóng.

Do đó, để thuận lợi hơn khi áp dụng chính sách BHXH cho lao động nước ngoài, các doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ đưa ra các quy định rõ ràng và quy trình thực hiện dành riêng cho đối tượng này.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

EU thất thu lớn vì giá tín chỉ carbon giảm sâu

0
(SGTT) - Giá carbon ở Liên minh châu Âu (EU) giảm mạnh trong năm nay khiến doanh thu bán tín chỉ carbon của EU...

Tăng cường 2.000 chuyến bay đêm, giá vé ‘hạ nhiệt’ dịp...

0
(SGTT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết đang mở bán tăng cường 2.000 chuyến bay đêm (từ sau 21:00 giờ) trên các...

Thơm lừng góc chợ Phạm Văn Hai với tô bánh đa...

0
(SGTT) - Bánh đa là sợi bánh thân quen trong một số món ăn của người dân Hải Phòng. Theo dòng chảy văn hóa...

Thảo Cầm Viên tổ chức lễ hội ẩm thực ba miền...

0
Với quy mô hơn 50 gian hàng, cùng 149 món bánh truyền thống, lễ hội ẩm thực "Non sông thống nhất" diễn ra từ...

Loạt sự kiện du lịch tại các địa phương dịp lễ...

0
(SGTT) - Lễ hội Diều khổng lồ tại huyện Đất Đỏ (Bà Rịa – Vũng Tàu), lễ hội Tháp Bà Ponagar (Khánh Hoà) hay...

Nghĩ về cuộc đấu giá 3 mỏ cát với mức trúng...

0
(SGTT) – Vụ đấu giá ba mỏ cát ở Hà Nội với giá trúng cao gấp hàng trăm lần giá khởi điểm đã trôi...

Kết nối