Thứ Sáu, Tháng Tư 26, 2024

Nghề chọc ghẹo “Chúa sơn lâm”

(SGTT) – Tôi từng được một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã ở phía Bắc thuê vào tận tỉnh Đồng Nai vận chuyển một con hổ Đông Dương nuôi trái phép, làm cảnh của một nữ đại gia. Xe chở hổ chạy 3 ngày 3 đêm về đến nơi mà nó vẫn khỏe mạnh. Bản thân hổ là mãnh thú nên rất khỏe mạnh, chịu đựng streess rất tốt.

Đó là những lời kể của một bác sĩ thú y rất nổi tiếng ở Hà Nội (xin được giấu tên) về hậu trường của nghề chữa bệnh cho hổ với những phen mình bị chủ hổ bịt mắt để che giấu đường đi, lối lại

Từ tiêm gây mê sang phi tiêu gây mê

Tôi từng được một trung tâm cứu hộ động vật hoang dã phía Bắc thuê vào tận tỉnh Đồng Nai vận chuyển một con hổ phân loài Đông Dương nuôi trái phép, làm cảnh của một phụ nữ, xe chạy 3 ngày 3 đêm về đến nơi mà nó vẫn khỏe mạnh. Bản thân hổ là mãnh thú nên rất khỏe mạnh, chịu đựng streess rất tốt.

Bác sĩ thú y xin được giấu tên và con hổ đã được gây mê.

Nếu gây mê phải dùng thuốc gây mê Zoletin thì an toàn, nếu không có mà dùng Ketamin thì phải kèm Xylazine và Atropin làm tiền mê. Hổ bị gây mê lần đầu chỉ được tiêm 5-8ml/cá thể nặng 150-200kg là cùng.

Sau tiêm hổ chưa mê ngay, nên người tiêm không được nôn nóng mà bồi thêm liều nữa mà phải theo dõi trạng thái thần kin 20-35 phút. Nếu hổ đi loạng choạng thì đợi tiếp cho đến khi mê nằm bẹp hẳn mới đến trói bốn chân, cho vào lồng sắt. Nếu tiêm quá liều Ketamine mà không mang thuốc giải thì hổ chết là chắc và chỉ còn giá trị đem nấu cao.

Lúc đầu ở Việt Nam chỉ có mỗi cách tiêm thuốc mê trong khi chữa bệnh cho những con thú dữ như hổ. Nhưng để tiêm thì phải tiếp cận gần với nanh, vuốt của chúng, rất nguy hiểm. Thứ nhất cần tới 3-4 người tròng thòng lọng vào chân hổ rồi kéo lại một góc chuồng để bác sĩ thú y tiêm.

Thứ hai cũng cần bằng ấy người, dịch chuyển tấm nan sắt chuồng, ép mãnh thú vào một góc rồi tiêm.

Một con hổ đã được gây mê chuẩn bị cho vận chuyển.

Trên truyền hình tôi thấy ở nước ngoài có súng bắn thuốc mê rất tiện, tôi thèm lắm. Nhưng ở ta, đào đâu ra của độc ấy?

Vậy là tôi mày mò tự chế ra súng bắn thuốc mê kiểu của riêng mình bằng một đoạn ống nhựa Tiền Phong cỡ phi mười và đạn bằng xi lanh cỡ 10cc. Tiếng là súng nhưng phải thổi như thổ dân thổi phi tiêu.

“Đạn” xi lanh dựa trên cơ chế lực ép, khi cắm vào mục tiêu sẽ phun thuốc ra. Lúc đầu tôi đem cái ghế sa lông da trong nhà ra để tập “bắn súng”. Khi cái ghế đã chi chít vết kim, ngấm đầy nước cất (mới đầu thử bằng bắn nước cất) thì tay nghề của tôi đã thạo, trúng mục tiêu hơn 90%. “Đạn” xi lanh bay xa cỡ 10m, vừa đủ hạ gục hổ mà không cần phải đến quá gần.

Kinh nghiệm của tôi là với hổ trưởng thành, khi gây mê phải đứng từ xa, dùng “súng” bắn vào bắp của nó. Phải đợi một lúc lâu, khoảng 15-20 phút để thuốc ngấm vào hệ thần kinh, khiến cho nó ngủ, lấy cái que thử đập nhẹ vào thân nó xem, không thấy đứng dậy được thì người mới được vào chuồng rồi trói lại, cho vào sọt hay lồng sắt.

Đi trên đường nếu thời gian lâu là hổ sẽ tỉnh dậy, bởi thế đi trên ô tô an toàn nhất phải có bác sĩ thú y ngồi bên cạnh, lại lấy thuốc mê truyền vào dây đã cắm sẵn từ trước, từng liều mỗi 1 cc một. Gây mê kiểu đó, tôi chưa bao giờ để chết bất cứ con hổ nào.

Thế mà trong năm vừa qua, có xảy ra chuyện cơ quan chức năng giải cứu 17 con hổ ở huyện Yên Thành, Nghệ An nhưng bị chết tới 8 con.

Nếu nói do hổ, do thời tiết, do stress trong quá trình vận chuyển là không đúng mà theo tôi đoán là do kỹ thuật gây mê và chăm sóc hổ trên đường vận chuyển. Khả năng cao 8 con hổ chết vừa qua theo tôi là do tiêm quá liều thuốc mê.

Con hổ giá… 5 tỉ đồng

Hổ là động vật ăn thịt nằm ở mắt xích cuối cùng của các chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái tự nhiên, là loài lớn nhất trong họ mèo, chuyên ăn thịt, săn bắt đơn độc, bơi giỏi, trèo kém, tuổi thọ 15-20 năm.

Theo y học cổ truyền, xương hổ để nấu cao chữa bệnh xương khớp cho người già, nanh hổ đeo trên cổ có khả năng cản gió độc, pín hổ ngâm rượu có thể làm hồi phục khả năng liệt dương của nam giới, da hổ tượng trưng cho sức mạnh uy quyền, thịt hổ nhạt nhẽo, không ngon bằng thịt bò nhưng cũng có tác dụng chống phong hàn.

Vì những lý do trên nên hổ là loài động vật quý hiếm bị con người săn bắt phục vụ cho sức khỏe, đặc biệt được cho là có thể chữa các bệnh nan y. Một con hổ trưởng thành có thể nấu được 3-7kg cao, trị giá trên thị trường hiện nay theo tôi biết đến 40 triệu đồng một lạng (khoảng 2,5-2,8 tỉ đồng); chưa kể nanh to có thể bán được 120 triệu đồng/4 cái; bộ da đẹp 100 triệu đồng/bộ… Phần lớn đây là thị trường bất hợp pháp và thật giả lẫn lộn.

Một con hổ bị xả thịt để nấu cao. Đây là cách mà các cơ sở nuôi hổ xử lý hổ khi bị bệnh chết.

Như vậy giá trị một con hổ trong rừng hoang dã có thể thu về gần 5 tỉ đồng, ngang với một căn hộ chung cư cao cấp Keangnam ở Hà Nội.

Trước năm 1975 Việt Nam còn khá nhiều hổ nhưng sau này do bị săn bắn, môi trường sống thu hẹp nên số lượng của chúng ngày càng ít đi, trở thành động vật số 1 nằm trong sách đỏ IUCN, cấm săn bắt, mua bán. Khi du lịch phát triển dân Việt sang Thái Lan, Singapore, Malaysia, Myanmar… thấy dân họ nuôi nhốt hổ và bán cao hổ công khai.

Thí dụ Thái Lan bán tính ra tiền Việt chỉ 1,5 triệu đồng/1 lạng cao hổ, bảo là cao toàn tính, nấu cả thịt lẫn xương, rất nhiều khách du lịch Việt Nam đã mua về. Nhưng thực chất đó chỉ là cao xương động vật khác mà thôi vì cao hổ không bao giờ nấu toàn tính, chỉ cần dính tí thịt sẽ hỏng cả nồi cao.

Trong dân gian hay đồn thổi tác dụng của ngầu pín hổ có tác dụng tốt cho sức khỏe. Trong ảnh là bộ phận sinh dục của hổ.

Tôi đã thấy chủ bán hàng ở Thái Lan mặc áo blouse trắng, đeo kính trắng trông như nhà khoa học đưa ra một cái pín lợn xoăn tít như mũi khoan và nói rất tự tin: “Pín hổ phải xoăn tít như thế này”.

Khách du lịch Việt Nam khi sang Thái Lan hay được giới thiệu mua bộ ngầu pín hổ nhưng chỉ những người nuôi hổ, chăm sóc hổ mới biết được đâu là ngầu pín thật.

Anh bạn tôi ở Chi cục Thú y tỉnh gần Hà Nội cùng đoàn lúc ấy định mua ngay với giá 5 triệu đồng, nhưng tôi phải bấm anh ra ngoài và nói đấy là của con lợn! Của hổ thật không dưới 30 triệu và tôi đã giải phẫu hổ đực hồi chữa bệnh viêm bao quy đầu cho nó nên biết rất rõ.

Để chứng minh, tôi đánh cuộc với vị “chuyên gia” đeo kính trắng của Thái Lan là không phải của hổ, ông ta quanh co, bảo rằng có việc rồi tìm cách chuồn mất tiêu.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm Giáo dục thiên nhiên (ENV), trong hơn 10 năm qua, số lượng hổ nuôi nhốt có đăng ký tại Việt Nam đã tăng mạnh từ 97 cá thể (năm 2010) lên tới 364 cá thể (2021) tại 22 cơ sở, chủ yếu là các trang trại và sở thú tư nhân. Dù tất cả các cơ sở này đều đã được đăng ký hoặc đặt dưới sự quản lý của các cơ quan có thẩm quyền để nuôi hổ “không vì mục đích thương mại” nhưng đối chiếu với các điều kiện và mục tiêu của hoạt động “nuôi hổ bảo tồn”, dường như không có bất cứ cơ sở nào trong những cơ sở nuôi nhốt hổ tại Việt Nam đang thực hiện hoạt động bảo tồn đúng nghĩa.

Dương Đình Tường

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Chung tay ngăn chặn mua bán chim hoang dã

0
(SGTT) - Ngày 19-4, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên ra mắt tài liệu “Các loài chim hoang dã nghiêm cấm hoặc hạn chế...

Cò về rồi sẽ lại ra đi?

0
(SGTT) - Đã lâu lắm, tính ra cũng gần mười năm tôi mới được thấy cò về làng ở quê nhà Hà Tĩnh nhiều...

Học sinh lên tiếng vì động vật hoang dã

0
(SGTT) - Thuyết trình, viết, vẽ và diễn kịch với nội dung hướng đến bảo vệ các loại động vật hoang dã nguy cấp...

Rùa xanh nặng 80kg mắc cạn ở Côn Đảo được cứu...

0
(SGTT) - Sáng ngày 27-12, tại khu vực bãi Lò Vôi, Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Côn Đảo (thành viên chương trình Sáng...

Bước chạy nhỏ, thông điệp lớn qua giải ‘Chạy vì rùa’

0
(SGTT) - Giải “Chạy vì rùa” được tổ chức ngày 3-12 vừa qua đã thu hút gần 500 cá nhân, tổ chức từ 27...

Chạy để bảo tồn rùa tại Việt Nam

0
(SGTT) - Hướng tới mục đích nâng cao nhận thức cộng đồng và gây quỹ cho các hoạt động bảo vệ rùa tại Việt...

Kết nối