Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Ngày 30-8: Ghi nhận thêm 14.224 ca Covid-19, Bình Dương vượt TPHCM về số ca mắc mới

(SGTT) – Trên trang thông tin Bộ Y tế vừa cập nhật, ngày 30-8, Việt Nam ghi nhận 14.224 ca mắc mới, trong đó có 5 ca nhập cảnh. Bình Dương là tỉnh có số lượng ca mắc mới trong ngày cao nhất nước với hơn 6.000 ca.
Ảnh: Bộ Y tế

Cụ thể, 14.219 ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận trong nước bao gồm Bình Dương (6.050), TP. Hồ Chí Minh (5.889), Long An (524), Đồng Nai (491), Tiền Giang (221), Khánh Hòa (126), Hà Nội (110), An Giang (90), Kiên Giang (73), Nghệ An (68), Tây Ninh (56), Đà Nẵng (54), Bình Thuận (46), Thừa Thiên Huế (40), Đồng Tháp (37), Cần Thơ (36), Trà Vinh (36), Bà Rịa – Vũng Tàu (33), Quảng Bình (30), Quảng Ngãi (30), Đắk Lắk (24), Bình Định (20), Sóc Trăng (19), Thanh Hóa (18), Bình Phước (15), Phú Yên (14), Bến Tre (11), Quảng Nam (10), Vĩnh Long (7), Ninh Thuận (7), Quảng Trị (6), Đắk Nông (5), Hà Tĩnh (4), Hậu Giang (4), Lâm Đồng (3), Bạc Liêu (3), Sơn La (2), Kon Tum (2), Hưng Yên (2), Bắc Ninh (2), Cà Mau (1).

So với ngày 29-8, số ca nhiễm mới ghi nhận trong ngày hôm nay tăng 1.467, trong đó TPHCM tăng 932 ca, Bình Dương tăng 636 ca, Đồng Nai tăng 114 ca, Tiền Giang tăng 66 ca, Long An giảm 9 ca.

Đề xuất tiêm ‘vét’ mũi thứ nhất cho công nhân các khu công nghiệp tại TPHCM

Ngày 29-8, Hiệp hội Các doanh nghiệp các khu công nghiệp TPHCM cho biết hiện nhiều công nhân thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ” không có trong danh sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại địa phương.

Tiêm vắc-xin Covid-19 cho người lao động tại TPHCM. Ảnh: TTXVN

Công nhân cần được đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin để duy trì sản xuất cho doanh nghiệp trong mùa dịch. Do đó, Hiệp hội Các doanh nghiệp đề xuất UBND TPHCM giao cơ quan quản lý lập danh sách tiêm vắc-xin phòng Covid-19 “vét” mũi thứ nhất cho nhóm công nhân lao động này. Doanh nghiệp sẵn sàng chi trả các khoản phí để đảm bảo an toàn phòng dịch, nhằm hạn chế đứt gãy trong chuỗi sản xuất kinh doanh.

Hiệp hội Các doanh nghiệp các khu công nghiệp thành phố cũng cho biết có hàng ngàn công nhân làm việc ở TPHCM nhưng trọ ở tỉnh Bình Dương, Long An, Đồng Nai… nên không thể đi lại giữa hai địa phương để tiêm vắc-xin. Do đó, thành phố cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phối hợp cơ sở y tế, các lực lượng chức năng tổ chức điểm tiêm lưu động cho công nhân, nhất là ở các khu vực giáp ranh giữa các tỉnh và thành phố.

Theo ông Nguyễn Văn Bé, Chủ tịch Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp TPHCM, trong số công nhân hiện chờ tiêm vắc-xin ngừa Covid-19 có 60.000 người lao động thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”, 190.000 lao động tạm nghỉ việc ở nhà hoặc đã về quê. Trên 250.000 công nhân làm việc ở 17 khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao thành phố đã tiêm vắc-xin mũi thứ nhất được 8 tuần, nên kiến nghị thành phố tiếp tục quan tâm tiêm mũi thứ 2 cho công nhân theo phương án tiêm cho từng nhóm đã được nêu cụ thể trong văn bản gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thành phố.

Hiện Hiệp hội Các doanh nghiệp khu công nghiệp thành phố đang lập danh sách khoảng 20.000 lao động đã tiêm vắc-xin phòng Covid-19 mũi thứ nhất nhưng đã về quê và thông báo cho các tỉnh, thành để cơ quan y tế địa phương thực hiện tiêm mũi thứ hai.

Bộ Y tế tiếp nhận hơn 250.000 liều vắc-xin Covid-19 do Chính phủ Cộng hòa Séc tài trợ

Sáng ngày 30-8, lô vắc-xin gồm 210.000 liều vắc-xin AstraZeneca và 40.800 liều vắc-xin Moderna, trị giá gần 1,3 triệu đô la Mỹ, do Chính phủ Cộng hòa Séc tài trợ đã được bàn giao cho Bộ Y tế.

Tại lễ tiếp nhận, Đại diện lâm thời Đại sứ quán Cộng hòa Séc tại Việt Nam, khẳng định Việt Nam là một trong những quốc gia được Séc ưu tiên hỗ trợ vắc-xin.

Trước đó, lô vắc-xin đã được Quỹ UPS hỗ trợ vận chuyển từ Cộng hoà Séc, hạ cánh tại sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) ngày 27-8. Trong quá trình vận chuyển, lô vắc-xin được bảo quản theo đúng quy định của nhà sản xuất, với một khoang bảo quản với nhiệt độ từ 2 đến 8 độ C sử dụng cho vắc-xin AstraZeneca, một khoang với nhiệt độ âm 20 độ C sử dụng cho vắc-xin Moderna.

Bộ Y tế cam kết sẽ phân bổ số vắc-xin này tới các đơn vị và địa phương phòng, chống dịch căn cứ theo tình hình thực tế để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch khẩn cấp, đảm bảo phù hợp, hiệu quả.

Đến nay, tổng số vắc-xin Covid-19 về Việt Nam từ nhiều nguồn khác nhau là hơn 27 triệu liều, riêng vắc-xin AstraZeneca có hơn 17 triệu, Moderna có hơn 5 triệu, Pfizer có khoảng 3 triệu, vắc-xin Sinopharm có 2,5 triệu và 12.000 liều vắc-xin Sputnik V.

Dữ liệu từ Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia sáng 30-8 cho thấy, đến hết ngày 29-8, Việt Nam đã tiêm được hơn 19,7 triệu mũi vắc-xin Covid-19. Hơn 17 triệu người đã tiêm mũi 1, có hơn 2,4 triệu người đã tiêm đủ 2 mũi. So với mục tiêu tiêm vắc-xin cho 75 triệu người dân đến tháng 4-2022, đã có gần 23% dân số trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vắc-xin; 3,6% người dân đã được tiêm đủ 2 mũi.

Phùng My tổng hợp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Lượng hàng tồn trên thế giới tăng gần 30% so với...

0
(SGTT) - Lượng hàng tồn trên toàn cầu đạt 2.200 tỉ đô la vào tháng 3-2023, mức cao nhất trong 10 năm. Đến tháng...

Chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

0
Trong phiên họp thứ 20 diễn ra chiều 3-6, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 thống nhất chuyển bệnh Covid-19 từ...

Các loại vaccine phòng Covid-19 “made in Vietnam” giờ ra sao?

0
(SGTT) - Thời điểm dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020, các công ty trong nước tham gia quá trình nghiên cứu và phát...

Đà Nẵng: Chợ Hàn hút du khách trở lại sau hai...

0
Chợ Hàn – ngôi chợ truyền thống tại Đà Nẵng được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến – bắt đầu thu...

Khi nào đại dịch Covid-19 sẽ kết thúc?

0
Hôm 5-5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu đối với đại...

Đại dịch Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y...

0
Tối ngày 5-5 (giờ Việt Nam), Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức tuyên bố đại...

Kết nối