Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Ngành môi trường ở đại học: chỉ mới là nhập môn

(SGTT) – Không ít sinh viên học ngành môi trường gặp khó khăn trong việc xác định con đường sự nghiệp sau khi ra trường. Một phần bởi môi trường là ngành rộng lớn, cần kiến thức chuyên sâu và liên quan tới nhiều lĩnh vực.

Các cử nhân công nghệ môi trường chuyên về thiết kế, tư vấn và giám sát các công trình xử lý môi trường có triển vọng nghề nghiệp khả quan. Ảnh: Shutter Stock.

“Khi mới nhập học ngành môi trường, tôi cũng chỉ hiểu lơ mơ là ngành mình học sẽ tập trung vào những thứ liên quan đến xử lý các vấn đề về môi trường. Tôi cũng chưa hình dung ra sau khi ra trường sẽ làm gì”, bạn Huỳnh Mỹ Lan, sinh viên học chuyên ngành quản lý tài nguyên môi trường, chia sẻ.

“Định nghĩa dịch vụ môi trường rất rộng và không thể gói gọn trong một vài dòng. Ngành sản xuất nào cũng sẽ có liên quan đến môi trường nên chắc chắn là cơ hội sẽ rất nhiều”, anh Nguyễn Thế Phương – một nhà quản lý chứng nhận và phát triển công trình xanh khu vực châu Á, Công ty SGS Việt Nam, cho biết.

Theo anh Phương, sinh viên nên tìm hiểu về công việc của ngành môi trường bằng cách xem trước nhiều nội dung tuyển dụng của những công ty, tập đoàn cần nhân lực về mảng môi trường để có cái nhìn ban đầu về yêu cầu nghề nghiệp trong tương lai.

Một ngành rộng và đa dạng

Anh Phương cho rằng ngành môi trường đa dạng tùy theo ngành nghề con. Các ngành nghề con này có thể chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là môi trường truyền thống như nước thải, chất thải, khí thải, quản lý môi trường, quan trắc môi trường, tư vấn đánh giá tác động môi trường, an toàn môi trường – lao động, đánh giá phơi nhiễm hóa chất…

Nhóm thứ hai là nhóm nghề mới nổi như công trình xanh, biến đổi khí hậu, phát triển tài sản bền vững, quản lý năng lượng, quản lý chất lượng không khí trong nhà… Anh Phương gợi ý một số công việc mà sinh viên môi trường có thể làm sau khi ra trường như làm việc tại các phòng thí nghiệm, các công ty tư vấn môi trường, công ty giám định, bán hàng (sales) chuyên về môi trường hoặc kỹ thuật viên…

Ông Bùi Đức Nguyện, người quản lý bộ phận An toàn – Sức khỏe – Môi trường, Công ty BASF Việt Nam, nhận định sinh viên ngành công nghệ môi trường sau khi tốt nghiệp có thể làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp, các công ty tư vấn môi trường, hoặc phụ trách công tác quản lý môi trường tại các nhà máy, xí nghiệp bên cạnh việc làm trong môi trường nhà nước ở các viện, cơ quan về môi trường. Tùy thuộc vào chương trình đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng chuyên sâu về công tác quản lý hay kỹ thuật môi trường mà sinh viên có thể chọn cho mình công việc phù hợp.

“Trong bối cảnh các vấn đề môi trường, những sáng tạo trong xử lý môi trường đang được quan tâm, sinh viên học ngành môi trường dễ xin được việc hơn trước đây”, ông Nguyện chia sẻ. Đồng thời, số người muốn theo học ngành này cũng đang dần đông lên. Theo anh Nguyễn Thế Phương, hầu hết các trường lớn tại Việt Nam đều có chuyên ngành về môi trường. Anh Phương gợi ý cho những sinh viên quan tâm đến công nghệ môi trường có thể tìm hiểu ngành này tại hầu hết các trường cao đẳng, đại học liên quan đến kỹ thuật trên cả nước như trường Đại học Bách Khoa, Khoa học Tự nhiên, Đại học Công nghiệp, Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Đại học Nông lâm, Đại học Tài Nguyên Môi trường…

Kiến thức trên trường lớp chỉ là cơ bản

Với kinh nghiệm bốn năm làm về công trình xanh, đánh giá khách sạn, chất lượng không khí trong nhà và quản lý năng lượng, anh Phương cho rằng kiến thức mà sinh viên học trên trường lớp chỉ là nền tảng cơ bản. Bởi vì ngành môi trường là một ngành rất rộng lớn với nhiều ngành con bên trong đó nên chương trình đào tạo cấp đại học thường không thể đủ cho tân cử nhân áp dụng vào trong công việc mới. Khi làm việc, đòi hỏi mọi người phải học, trau dồi thêm nhiều kiến thức khác tùy theo đặc thù của công việc mình làm. Ngành môi trường cũng như ngành y, luôn phải trau dồi kiến thức cũng như chủ động trang bị thêm những kỹ năng mới cho mình.

Theo ông Bùi Đức Nguyện, đối với ngành dịch vụ môi trường, sinh viên nên tìm kiếm cơ hội thực tập trong lúc còn đang đi học để tích lũy và làm quen dần. Dù có thể chỉ là những công việc vặt nhưng sẽ giúp các bạn làm quen với tính chất công việc.

Một điều nữa mà anh Nguyễn Thế Phương nhắn nhủ các bạn sinh viên, đó là nên học tốt ngoại ngữ để tìm kiếm cơ hội công việc ở các công ty quốc tế vì sẽ được đào tạo bài bản và chuyên nghiệp hơn. Đây cũng là môi trường để sinh viên trau dồi khả năng và có thu nhập tốt. Anh cho rằng, nếu được công ty tạo điều kiện rèn luyện, kiến thức và kỹ năng của kỹ sư môi trường người Việt và người nước ngoài không có khác biệt đáng kể. Rào cản lớn nhất với các bạn trẻ người Việt vẫn là ngôn ngữ.

Theo anh Phương, cũng như các ngành khác thì thu nhập của ngành này đi đôi với kinh nghiệm và kỹ năng. Kinh nghiệm càng nhiều, kỹ năng càng tốt thì thu nhập càng cao, ngoài ra còn phụ thuộc vào môi trường làm việc. Các công ty quốc tế thì sẽ có nhiều cơ hội hơn và mức lương cũng sẽ cao hơn. Vì là ngành có rất nhiều nghề con nên có một số nghề sẽ có mức thu nhập tốt hơn các nghề còn lại. Trong số đó, nhóm các công việc cần kỹ sư công nghệ môi trường chuyên về thiết kế, tư vấn và giám sát các dự án công nghệ môi trường, xử lý chất thải có mức khởi điểm cao nhất, từ 8-10 triệu đồng/tháng trở lên.

Khôi Nguyên

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cô giáo tiểu học ‘phượt’ hơn 1000km khám phá Cao Bằng

0
(SGTT) - Ở chuyến "phượt" xe máy thứ hai trong đời, cô giáo Ngọc Lan, đến từ Hà Nội, đã có hành trình 3...

The New York Times gợi ý 7 quán cà phê ngon...

0
(SGTT) - Phóng viên của tờ The New York Times đã đi khắp TPHCM để tìm ra những quán cà phê có hương vị...

Kèn hồng bắt đầu khoe sắc ở trung tâm TPHCM

0
(SGTT) – Thời điểm này, một số cây kèn hồng trên tuyến đường Hàm Nghi (quận 1, TPHCM) bắt đầu khoe sắc hoa. Con...

Giá vé máy bay tăng nhưng doanh nghiệp hàng không vẫn...

0
(SGTT) - Theo Bộ Tài chính, giá vé máy bay tăng nhưng các công ty kinh doanh dịch vụ hàng không vẫn lỗ. Hiện...

Khung cảnh suối Tía lọt top 10 bức ảnh đẹp nhất...

0
(SGTT) - Bức ảnh chụp từ trên cao tại Suối Tía, thành phố Đà Lạt, của tác giả Nguyễn Khánh Vũ Khoa được chọn...

Nghiên cứu mở rộng cao tốc TPHCM-Trung Lương-Mỹ Thuận

0
(SGTT) - Bộ Giao thông Vận tải đang nghiên cứu phương án đầu tư mở rộng toàn tuyến cao tốc TPHCM-Trung Lương-Mỹ Thuận theo...

Kết nối