Thứ Năm, Tháng Tư 25, 2024

Ngành du lịch tổ chức nhiều hoạt động để tìm nguồn lực phát triển

Thời gian gần đây, các đơn vị liên quan đã tổ chức nhiều hoạt động để tìm nguồn nhân lực và những cơ hội cho sự phát triển ngành du lịch như tổ chức sàn giao dịch việc làm, tọa đàm về đào tạo nguồn nhân lực, hội nghị xúc tiến giữa một số tỉnh Tây Bắc với nhiều tỉnh ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Du khách trải nghiệm du lịch địa phương ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: TL

Theo TTXVN, vừa qua, sàn giao dịch việc làm cho ngành du lịch TPHCM năm 2023 đã thu hút 25 đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, các doanh nghiệp lữ hành, cơ sở lưu trú, điểm tham gian, hệ thống nhà hàng và khách sạn tham gia tuyển dụng lao động. Tổng nhu cầu tuyển dụng là gần 2.000 vị trí việc làm.

Đây là một trong các hoạt động nằm trong khuôn khổ ngày hội Du lịch TPHCM lần thứ 19 năm 2023. Tại đây, người lao động có thể tham gia phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng. Trong đó, nhiều ngành nghề đang cần nhân sự như trưởng phòng bán hàng, truyền thông, điều hành tour, chăm sóc khách hàng, hướng dẫn viên du lịch, lễ tân, phục vụ, phụ bếp… Mức lương bình quân dao động từ 6-15 triệu đồng/tháng.

Theo trang web điện tử của Sở Du lịch TPHCM, tại tọa đàm về đào tạo và tuyển dụng nguồn nhân lực du lịch TPHCM diễn ra hôm 6-4, Hiệp hội Du lịch Việt Nam cho biết, năm 2022-2023, ngành du lịch cần 485.000 người lao động trong cơ sở lưu trú du lịch. Đến năm 2025, cả nước cần có từ 950.000 đến 1,05 triệu buồng lưu trú; nhu cầu về người lao động trong khối cơ sở lưu trú du lịch là hơn 800.000 người.

TTXVN thông tin, mới đây, tại Cần Thơ, nhóm hợp tác gồm 8 tỉnh Tây Bắc đã tổ chức hội nghị về xúc tiến du lịch, kết nối du lịch giữa vùng Tây Bắc với các tỉnh thành thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các tỉnh Tây Bắc này là Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Phú Thọ.

Dịp này, các tỉnh giới thiệu những thông tin đặc sắc về du lịch của địa phương, trong đó có địa điểm du lịch Fansipan, được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương, Sapa – thị trấn trong mây, ruộng bậc thang Mù Căng Chải, thung lũng Mai Châu… cùng một số văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số.

Thông tin ở hội nghị, các tỉnh Tây Bắc mong muốn sẽ có những kết nối với vùng đồng bằng sông Cửu Long để tạo nên các tour, tuyến sản phẩm du lịch với nhiều loại hình từ du lịch sinh thái đến du lịch tâm linh.

Đại diện cụm du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long cho biết, các dịch vụ, sản phẩm du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long có sự đa dạng, thương hiệu sản phẩm đặt trưng cũng dần đến với nhiều khách hàng. Trong đó, một trong các hoạt động để thúc đẩy sự phát triển du lịch là mở rộng liên kết vùng. Do vậy, thời gian tới, các đơn vị liên quan cũng dựa vào những nét chung và nét độc đáo của từng địa phương vùng Tây Bắc để kết nối và xúc tiến du lịch, góp phần tăng trải nghiệm cho du khách.

T.Đào
Theo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đào tạo nhân lực bán dẫn và cuộc ‘chạy đua’ với...

0
(SGTT) - Việt Nam đang đặt mục tiêu đào tạo được 50.000 kỹ sư bán dẫn vào năm 2030, trong khi hiện mới có...

Dự kiến tăng hơn 100 chuyến bay/ngày dịp lễ 30-4 và...

0
(SGTT) -  Các hãng hàng không đã báo cáo về việc đang xây dựng kế hoạch bổ sung chuyến bay trên các đường bay...

Ngày cuối tuần, về Đà Nẵng khám phá “bán đảo xanh”...

0
(SGTT) – Nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 10km về phía Đông Bắc, bán đảo Sơn Trà là địa điểm khám...

TPHCM muốn ưu tiên thủ tục xuất nhập cảnh cho khách...

0
(SGTT) - Chủ tịch UBND TPHCM đề nghị các đơn vị nghiên cứu, xem xét các giải pháp như làn ưu tiên, dịch vụ...

Khách quốc tế tăng nhưng thắt chặt chi tiêu

0
(SGTT) - Mặc dù lượng khách quốc tế tăng cao trong hai tháng đầu năm nay nhưng nhiều doanh nghiệp du lịch cho rằng...

Thăm thú 3 cung điện nổi tiếng tại thành phố Jaipur,...

0
(SGTT) - Thành phố Jaipur - thủ phủ bang Rajasthan, một trong những bang lớn nhất Ấn Độ, nổi tiếng với tên gọi "thành...

Kết nối