Thứ Năm, Tháng Chín 19, 2024

Lễ 2-9, tìm về những công trình kiến trúc lọt ‘Top 7 Ấn tượng Việt Nam’

Du lịchHành trình - Điểm đếnLễ 2-9, tìm về những công trình kiến trúc lọt ‘Top 7...
(SGTT) – Trong 4 ngày nghỉ lễ Quốc khánh 2-9, du khách tại TPHCM có thể dành thời gian khám phá những công trình kiến trúc độc đáo, được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” như miếu nổi Phù Châu (TPHCM), nhà hát Cao Văn Lầu (Bạc Liêu) hay nhà thờ Cái Bè (Tiền Giang)…

Chùa Chén Kiểu, Sóc Trăng

Chùa Chén Kiểu còn có tên là chùa Sà Lôn, nằm ven QL1A đoạn qua xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, cách TPHCM hơn 180km. Ban đầu chùa được dựng bằng lá, đến năm 1969, chùa được xây lại có kiến trúc như hiện nay, gồm chánh điện và các bảo tháp…

Ảnh: Nguyên Phong

Khác với sắc vàng nổi bật của những ngôi chùa Khmer ở Nam Bộ, chùa Chén Kiểu sặc sỡ với những họa tiết đủ màu, từ tím, xanh, đỏ…đến hồng, cam. Với lối kiến trúc ấn tượng, chùa Chén Kiểu cũng đã được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo”, trong khuôn khổ chương trình “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2022.

Nhà hát Cao Văn Lầu, Bạc Liêu

Tọa lạc tại quảng trường Hùng Vương, thành phố  Bạc Liêu, Nhà hát Cao Văn Lầu được xây dựng theo mô hình ba chiếc nón lá đan xen nhau, có ba tầng với các độ cao giảm dần. Ba khối nhà hình nón lá được đặt bên cạnh hồ nước nhân tạo, giữa hồ là lối đi cho khách tham quan uốn cong theo suốt chiều dài hồ. Phần diện tích hồ phía ngoài lối đi dùng để trồng sen, súng.

Ảnh: Dương Nhựt Long

Với kiến trúc lạ mắt, Nhà hát Cao Văn Lầu cũng đã được vinh danh vào “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo” năm 2022 do Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.

Nhà thờ Cái Bè, Tiền Giang

Nhà thờ có lối kiến trúc Roman, nằm tại ngã ba sông Cái Bè. Qua bao thăng trầm của thời gian, công trình vẫn giữ được dáng vẻ đẹp thanh thoát, cổ kính.

Ảnh: Dương Nhựt Long

Mặt ngoài nhà thờ trang trí hoa văn đắp nổi cầu kỳ. Chính điện gồm nhiều cửa sổ. Mái vòm cao, chia múi với những hoa văn đơn giản, tinh tế. Nội thất với những bức tranh kính màu, vừa có tác dụng chiếu sáng nội thất thánh đường, vừa mang tính thẩm mỹ.

Đền thờ Vua Hùng, thành phố Cần Thơ

Theo Trung tâm phát triển du lịch thành phố Cần Thơ, đền thờ các vua Hùng Cần Thơ là điểm nhấn văn hóa, điểm đến tín ngưỡng thu hút đông đảo người dân địa phương cũng như du khách gần xa đến tham quan, thăm viếng.

Ảnh: Vương Lộc

Điểm nhấn của công trình kiến trúc đền thờ chính của công trình kiến trúc được xây dựng theo hình tượng trống đồng cách điệu, là hình ảnh trống đồng Ngọc Lũ, 18 cánh cung xung quanh tượng trưng cho 18 đời vua Hùng.

Miếu nổi Phù Châu, TPHCM

Phù Châu miếu, hay còn được gọi là miếu Nổi, nằm giữa sông Vàm Thuật, quận Gò Vấp, TPHCM. Miếu Nổi dường như tách biệt với sự ồn ào, náo nhiệt của phố thị. Bên cạnh vị trí đặc biệt, điểm ấn tượng trong kiến trúc của Phù Châu Miếu đó chính là hình ảnh rồng cẩn bằng sứ được đặt khắp nơi. Ước tính có tới hàng trăm tượng rồng với nhiều kích cỡ, được chạm trổ tỉ mỉ.

Ảnh: Nguyễn Hoàng Anh

Ngôi miếu này cũng đã được độc giả Sài Gòn Tiếp Thị bình chọn vào “Top 7 Ấn tượng Việt Nam” năm 2023 ở hạng mục “Top 7 công trình kiến trúc độc đáo”.

Đăng Huy

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục