Thứ Tư, Tháng Tư 24, 2024

Khách nước nào chi “sộp” nhất khi đi du lịch Việt Nam?

Du khách quốc tế mang đến 421.000 tỉ đồng cho ngành du lịch trong năm 2019. Trong đó, chi tiêu cao nhất là du khách Nga, cứ mỗi du khách từ nước này mang đến cho Việt Nam hơn 1.830 đô la Mỹ, kế đó là khách Anh, Mỹ, Úc và Pháp.

Chân dung “khách sộp”

Theo Báo cáo Thường niên Du lịch Việt Nam 2019, báo cáo mới nhất của Tổng cục Du lịch, tổng thu từ du lịch đạt 755 nghìn tỉ đồng, tương đương 32,8 tỉ đô la Mỹ trong năm 2019. Trong đó, mảng du lịch quốc tế đóng góp 55,7%, tương đương 18,3 tỉ đô la Mỹ.

Cơ cấu chi tiêu bình quân một lượt khách quốc tế đến Việt Nam. Nguồn: Tổng cục Du lịch

Vào năm ngoái 2019, cả nước đón hơn 18 triệu lượt khác quốc tế, tăng 16,2% so với cùng kỳ năm 2018. Bình quân mỗi vị khách đi du lịch theo tour sẽ lưu lại Việt Nam trong khoảng 8,06 ngày, trong khi kKhách đi du lịch tự do sẽ có số ngày nghỉ ít hơn với 7,98 ngày.

Với du khách ở lại qua đêm, mức chi tiêu bình quân cho mỗi chuyến đi là 1.074 đô la Mỹ/người, tương đương 132,6 đô la Mỹ/ngày.

Kết quả điều tra về chi tiêu của du khách nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam trong năm 2019 cho thấy, những vị “khách sộp” của ngành du lịch đến từ các thị trường xa. Trong đó, du khách Nga là những người chi nhiều nhất với hơn 1.830 đô la Mỹ cho mỗi chuyến đi. Thời gian lưu trú cũng dài nhất, hơn 15 ngày.

Xếp sau khách Nga, người Anh lưu lại Việt Nam 14,46 ngày, chi hơn 1.715 đô la Mỹ; khách Mỹ ở lại hơn 12 ngày, chi hơn 1.570 đô la ; khách Úc chi hơn 1.541 đô la cho hơn 12 ngày lưu trú và người Pháp ở lại 12,76 ngày, chi hơn 1.443 đô la Mỹ.

Du khách đến từ những thị trường chiếm thị phần chi phối, như Trung Quốc và Hàn Quốc chi tiêu thấp và lưu trú ngắn ngày hơn. Vào năm ngoái, bình quân mỗi khách Trung Quốc ở lại 6,98 ngày, chi hơn 1.021 đô la Mỹ còn người Hàn Quốc chi hơn 872 đô la Mỹ cho 5,9 ngày du lịch ở Việt Nam.

Du khách đến từ thị trường truyền thống là Nhật Bản cũng nằm trong nhóm có mức chi tiêu tốt. Bình quân mỗi khách chi hơn 935 đô la Mỹ/chuyến đi. Thời gian lưu lại Việt Nam là 6,47 ngày.

Những dịch vụ nào khiến du khách nước ngoài tiêu tiền nhiều nhất? Đầu tiên là dịch vụ lưu trú, trung bình mỗi khách chi hơn 357 đô la Mỹ, tức gần 33% trong tổng chi phí cho chuyến đi để thuê phòng khách sạn, resort; kế đến là chi cho ăn uống với gần 258 đô la; hơn 167 đô la Mỹ dùng để mua hàng; chi phí đi lại hơn 162 đô la Mỹ.

Các khoản khác như tham quan, văn hóa, giải trí… có mức chi không đáng kể.

Khách quốc tế sẽ giảm 60% vì đại dịch

Tổng cục Du lịch đánh giá đại dịch Covid-19 sẽ làm thay đổi cơ bản các mục tiêu, kế hoạch tăng trưởng đã đề ra của ngành du lịch. Triển vọng cả năm phụ thuộc rất nhiều vào thời gian khống chế được dịch bệnh trên thế giới và trong nước.

Cơ cấu tổng thu của du lịch Việt Nam năm 2019. Nguồn: Tổng cục Du lịch

Dự báo, sau khi dịch được không chế, độ mở về đi lại vẫn sẽ chưa hoàn toàn được như trước do các nước vẫn còn đề phòng sự bùng phát trở lại của Covid-19.

Trong các mảng du lịch, mảng du lịch công vụ sẽ có thể phục hồi trước do nhu cầu khẩn trương phục hồi các hoạt động giao dịch, trao đổi thương mại, sản xuất. Các thị trường gần trong khu vực châu Á có khả năng phục hồi sớm hơn so với các thị trường xa như châu Âu, Bắc Mỹ.

Những động thái mới về kế hoạch kết nối hàng không quốc tế trong những ngày gần đây phần nào cho thấy dự báo này có khả năng trở thành hiện thực.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho mở lại đường bay Việt Nam – Trung Quốc, Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất mở lại sáu đường bay quốc tế đến châu Á trong tháng Tám tới, gồm Quảng Châu (Trung Quốc), Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Đài Loan (Trung Quốc), Viêng Chăn (Lào) và Phnôm-pênh (Campuchia).

Ghi nhận từ một số doanh nghiệp lữ hành quốc tế cũng cho thấy, khá nhiều đối tác trong khu vực Đông Bắc Á cho biết đang chờ Việt Nam mở lại đường bay quốc tế, cấp visa du lịch… để đưa khách du lịch quay lại.

Tổng cục Du lịch cho rằng, kế hoạch phục hồi thị trường quốc tế sau dịch sẽ không dễ dàng vì du khách không còn nhiều thời gian để lên kế hoạch du lịch trong năm nay và tâm lý e ngại dịch bệnh vẫn còn khiến nhiều người chưa dám lên đường.

Dự báo, lượng khách quốc tế đến cả nước có thể giảm từ mức 60% trở lên, tùy vào thời điểm dịch Covid-19 được khống chế. Trong năm nay, có thể ngành du lịch sẽ chỉ đón được từ 4-6 triệu lượt khách.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong nửa đầu năm nay, cả nước chỉ đón hơn 3,74 triệu lượt khách quốc tế, giảm 55,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đào Loan

Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Cùng chủ đề

Đến Huế xem triển lãm ảnh lịch sử Việt Nam của...

0
(SGTT) – Triển lãm ảnh của nhiếp ảnh gia (NAG) người Đức Thomas Billhardt (sinh năm 1937) mang tên “Tái ngộ Việt Nam” khai...

Tổng giám đốc HSBC: Năm 2022 GDP Việt Nam có thể...

0
(SGTT) – Ông Tim Evans, Tổng giám đốc Ngân hàng HSBC Việt Nam, vừa đưa ra một số dự báo về kinh tế và...

Việt Nam có thể sẽ thiếu hụt khoảng 45.900 trẻ sơ...

0
(SGTTO) - Việt Nam có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao thứ ba trên thế giới và ước tính dựa trên...
thánh địa mỹ sơn

Thành lập khu bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới...

0
(SGTTO) - Khu bảo vệ cảnh quan Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn vừa được thành lập nhằm bảo vệ, phục hồi...

Công nhận Mũi Né là khu du lịch quốc gia

0
(SGTTO) - Khu du lịch Mũi Né, tỉnh Bình Thuận vừa được công nhận là khu du lịch quốc gia. Đây chính là đòn...

Lên đỉnh Hòn Yàng nghe truyền thuyết “vàng hời”

1
(SGTTO) - Với du khách và người dân Quảng Ngãi, có lẽ Hòn Yàng là địa danh mà không nhiều người muốn đến, bởi...

Kết nối